A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nâng cao hiệu quả phát triển cà phê bền vững

08:21 | 27/12/2016

Tại diễn đàn Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, các đại biểu đã thống nhất các giải pháp trong việc phát triển cà phê bền vững ở Tây Nguyên gồm: ...

... Phải thực hiện tốt kế hoạch tái canh; chuyển đổi cơ cấu giống; thực hiện tốt quy trình canh tác; tưới nước tiết kiệm; nâng cấp sơ chế cà phê nông hộ; tăng cường công tác khuyến nông.

Quang cảnh Diễn đàn.

Ngày 26/12, tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại việt Nam (VnSAT) tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát phát triển bền vững”.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và đông đảo người dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã về dự.

Theo số liệu thống kê, ước tổng diện tích cà phê năm 2016 đạt hơn 643.000 ha, giảm 154 ha so với năm 2015, trong đó diện tích cho thu hoạch hơn 599.000 ha; trên 500.000 ha cà phê dưới 15 năm tuổi.  Diện tích này đang trong thời kỳ khai thác rất tốt khiến cho năng suất cà phê Việt Nam cao gấp 2-4 lần thế giới. Năng suất cao ổn định là yếu tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam so với thế giới.

Niên vụ cà phê 2015-2016, năng suất cà phê đạt 24,3 tạ/ha giảm 0,2 tạ/ha so với niên vụ 2014-2015 do ảnh hưởng của hạn hán đầu năm 2016. Sản lượng cà phê nhân năm 2016 ước đạt 1,459 triệu tấn, tăng 5,564 ngàn tấn so với năm trước, chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch.

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2015-2016 lượng cà phê nhân nước ta xuất khẩu 1,75 triệu tấn, kim ngạch 3,16 tỷ USD, tăng 34,8% về lượng và 17,2% về giá trị so với niên vụ trước; xuất khẩu cà phê chế biến 86,5 ngàn tấn, kim ngạch trên 325 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và 10,3% về giá trị so với niên vụ trước.

Các đại biểu tham quan mô hình thâm canh cà phê
nâng cao hiệu quả tại huyện Cư M’gar.

Nhờ công tác quy hoạch được triển khai thực hiện tốt; diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng; công tác tái canh thực hiện khẩn trương; chất lượng cà phê được nâng lên… đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, trong đó đứng thứ nhất thế giới nhiều năm liền về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối.

Tuy nhiên, bên cạnh đó những hạn chế, tồn tại đang thách thức ngành sản xuất, chế biến cà phê.

Cụ thể, theo quy hoạch của Bộ NN-PTNT đến năm 2020 cả nước có 600 ngàn ha, trong đó Tây Nguyên 530 ngàn ha, đến năm 2016 đã trồng 643,159  ngàn ha, vượt gần 7,2%, trong đó Tây Nguyên 577,786 ngàn ha, vượt 9,02% so với quy hoạch năm 2020. Diện tích cà phê già cỗi nhiều 140-160 ngàn ha (86 ngàn ha trên 20 năm tuổi, 40 ngàn ha dưới 20 tuổi nhưng sinh trưởng kém), phần lớn diện tích này nằm trong vùng quy hoạch cần được đẩy nhanh tái canh, ghép cải tạo. Canh tác cà phê thiếu bền vững do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán có đến 84,8-89,7% tổng diện tích là của nông hộ, 63% nông hộ có quy mô dưới 1 ha nên khó tiếp cận vốn và tiến bộ kỹ thuật.

Đại biểu tìm hiểu giải pháp tới tiết kiệm nước cho cây cà phê.

Ngoài ra, cơ cấu giống chưa hợp lý, cà phê vối chiếm tỷ lệ cao 92,9%, diện tích cà phê giống mới thấp nên năng suất thấp, chất lượng kém; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, bón phân không cân đối, phun thuốc bảo vệ thực vật quá mức…

Trước thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ chủ yếu chạy theo số lượng, chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng, an toàn, bền vững.

Tại Diễn đàn, các nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp đã thỏa luận và giới thiệu các giải pháp nhằm phát triển cà phê bền vững tại Tây Nguyên, như: Một số tiến bộ kỹ thuật chọn và nhân giống trong thâm canh cà phê vối ở Tây Nguyên; Quản lý tưới nước tổng hợp cho cây cà phê: Giải pháp quan trọng để sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên; Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối; Mô hình tái canh quản lý bệnh hại rễ cà phê; Ứng dụng DRIS để bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doang tại Tây Nguyên; Việt Nam sản xuất nhiều cà phê hơn với lượng nước tưới ít hơn…

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thống nhất các giải pháp trong việc phát triển cà phê bền vững ở Tây Nguyên gồm: Phải thực hiện tốt kế hoạch tái canh; chuyển đổi cơ cấu giống; thực hiện tốt quy trình canh tác; tưới nước tiết kiệm; nâng cấp sơ chế cà phê nông hộ; tăng cường công tác khuyến nông.

Nguyễn Tuấn Anh

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ