A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bất thường cụm thi địa phương

09:12 | 22/07/2016

Là cụm thi địa phương do các sở GD&ĐT các tỉnh thành chủ trì, với mục đích dành cho các thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển tốt nghiệp THPT nhưng có một nghịch lý đã xảy ra.

Đó là điểm thi ở các cụm này lại có mặt bằng cao hơn, nhất là các môn tự luận, so với điểm thi ở các cụm do trường ĐH chủ trì. Đặc biệt, sau khi công bố điểm thi thì hầu như các cụm do địa phương tổ chức không có các thí sinh bị điểm liệt. Trong khi với các cụm thi do trường ĐH chủ trì, con số này là hàng trăm thí sinh.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, điều này là bất thường vì các thí sinh ở cụm địa phương chỉ với mục đích xét tốt nghiệp, phải là những người có học lực thấp hơn so với các thí sinh đăng ký thi để xét tuyển ĐH, CĐ. Hơn nữa, việc không xuất hiện các điểm liệt nên có thể khẳng định, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT ở các cụm thi do địa phương tổ chức sẽ tiếp tục ở mức cao chót vót như những năm qua. Tóm lại, việc thí sinh đăng ký dự thi ở cụm địa phương có “lợi thế” hơn so với thí sinh đăng ký ở cụm thi xét tuyển ĐH, CĐ vì tỷ lệ đậu luôn ở mức khoảng 95%. Đặc biệt hơn nữa, theo quy chế tuyển sinh 2016, các thí sinh ở cụm địa phương vẫn có thể đường đường chính chính bước vào cổng trường ĐH. 

Nhìn chung, không khó để nhìn ra “lỗ hổng” mà cụm thi địa phương và xét tuyển đại học thông qua học bạ đã tạo ra. Theo đó, tiêu cực sẽ nảy sinh vì thí sinh có thể “làm đẹp” điểm ở sổ học bạ, sau đó đăng ký thi THPT ở cụm địa phương với tỷ lệ đậu rất cao. Cuối cùng, chỉ nộp học bạ và bằng tốt nghiệp THPT là có thể đậu ĐH, dễ dàng hơn so với việc đăng ký thi ở cụm do trường ĐH chủ trì, và nộp hồ sơ, điểm các môn để xét tuyển. 

Theo một số lãnh đạo trường ĐH, đã đến lúc bỏ hẳn cụm thi địa phương vì việc để tồn tại song song 2 cụm thi là hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Cùng một đề thi, thời gian làm bài, quy chế thi… thì việc tách ra làm 2 cụm không những chỉ gây tốn kém, mà còn vô tình tạo ra các lỗ hổng để tiêu cực có nguy cơ xảy ra. Và thực tế, đợt thi THPT năm 2015 đã có 3 địa phương không tổ chức cụm địa phương, là TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương. Còn đợt thi vừa qua, số địa phương không tổ chức cụm thi địa phương thậm chí đã tăng lên 13 tỉnh thành, gồm TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, An Giang, Tây Ninh và Hải Phòng. Đó là tín hiệu cho thấy, đã đến lúc bỏ việc tổ chức thi cụm địa phương.   

Đoàn Xá

 

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ