A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Biện pháp khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ

09:35 | 05/10/2016

Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng cây lúa bị “ngộ độc” do các a-xít hữu cơ được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất.

Bón phân lân nung chảy Ninh Bình trước gieo sạ giảm axit hữu cơ trong đất

Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra nhiều trên đất phèn, đất canh tác lúa 3 vụ nhiều rơm rạ không đủ thời gian phân hủy. Ngộ độc hữu cơ thường xuất hiện cùng với ngộ độc phèn làm gia tăng ngộ độc cho lúa, nhất là giai đoạn cây lúa nhỏ từ 7 đến 30 ngày sau sạ.

Khi ngộ độc hữu cơ xảy ra trước hết sẽ tác động trực tiếp đến hệ rễ lúa làm cho nó kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng và nước giảm dần, rễ lúa có thể chết nếu không được khắc phục.

Khi hệ rễ giảm hoặc không còn khả năng hoạt động, đồng nghĩa với việc sự cung cấp dưỡng chất từ đất bị kém đi làm cho bộ phận phía trên bị ảnh hưởng, thể hiện rõ là sức đẻ nhánh kém, cây thấp, lá nhỏ và toàn thân có màu vàng nâu. Hậu quả là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông giảm nhiều và năng suất thấp.

Trường hợp ngộ độc hữu cơ nặng, xảy ra sớm cây lúa có thể chết. Hiện tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở những vùng sản xuất lúa hè thu, thu đông trên vùng đất phèn, phèn mặn ở một số tỉnh như Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long… Để khắc phục và hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ cần áp dụng một số giải pháp tổng hợp sau:

Tranh thủ cắt gốc rạ, thu gom rơm, rạ ra khỏi ruộng sau thu hoạch.

Tranh thủ cày, hoặc xới đất sớm ngay sau thu hoạch để vùi gốc rạ còn lại vào đất.

Bón phân lân nung chảy Ninh Bình với lượng từ 300 - 400kg/ha vào thời điểm cày, xới đất hoặc trước gieo sạ để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ và giảm lượng a-xít hữu cơ có trong đất.

Phun chế phẩm ĐHC (nấm Tricoderma), hoặc rải chế phẩm Sumitri (gồm 3 loại nấm Tricoderma) sẽ rất tốt vì nhóm nấm này trực tiếp phân hủy nhanh các chất hữu cơ có trong đất.

Sau sạ 7 - 10 ngày kết hợp phun phân bón lá HYDROPHOS.

Trường hợp có dấu hiệu ngộ độc hữu cơ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp sau: Tháo nước cũ ra và bơm nước mới vào ruộng, bón bổ sung lân nung chảy Ninh Bình với lượng 50kg/1.000m2 ngộ độc, phun bổ sung phân bón lá HYDROPHOS. Không bón urê vào thời điểm này.

Kết hợp tạo mặt ruộng khô xen kẽ cũng là giải pháp để giảm ngộ độc hữu cơ.

TH.S NGUYỄN VIẾT CƯỜNG

(GĐ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười)

 

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ