A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Khám bệnh để trục lợi: Xử lý như thế nào?

14:22 | 29/05/2017

Đây là câu hỏi được đại diện các cơ quan báo chí quan tâm nhiều nhất. Theo đại diện cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam thừa nhận,...

... việc phát hiện trục lợi đã khó, nhưng việc xử phạt còn khó hơn. Bằng chứng là trong lĩnh vực Bảo hiểm Y tế (BHYT) chưa có lần nào cơ quan BHXH nhận được các thông tin về xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

Quỹ Bảo hiểm Y tế đang bị trục lợi. 

Khó xử lý

Theo cơ quan BHXH Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2017 tình trạng trục lợi BHYT ở các địa phương ngày càng tinh vi, phổ biến. Tình trạng trục lợi trong khám chữa bệnh BHYT vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Những trường hợp đi khám từ 50 lần trở lên trong 4 tháng đầu năm có 2.776 người với 160.374 lượt, trong đó người khám nhiều nhất là 123 lần kể cả ngày nghỉ, ngày lễ tết; 195 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở KCB trở lên với số tiền trên 7,7 tỷ đồng. Đáng lo ngại “ma trận” xuất hiện ngày càng nhiều nhằm bòn rút tiền BHYT, song việc xử lý gặp nhiều khó khăn. 

Trên thực tế, Nghị định 176/2013/NÐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chỉ quy định xử phạt hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT, cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác, nhưng chưa quy định xử phạt hành vi chủ thẻ BHYT khám, chữa bệnh nhiều lần nhằm trục lợi quỹ BHYT.

Do đó, hiện nay, một số cơ sở y tế chỉ có thể nhắc nhở, thuyết phục người đi khám nhiều lần trả lại tiền cho quỹ BHYT. Việc thuyết phục cũng không dễ dàng, có trường hợp từ chối trả lại tiền vì lý do không yên tâm về sức khỏe cho nên đi khám nhiều lần, nhiều nơi.

Trong khi đó, chưa có hướng dẫn người bệnh khám bao nhiêu lần trong tháng, trong năm đối với từng loại bệnh để vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo đảm hiệu quả sử dụng quỹ BHYT: cũng như chưa có quy định thế nào là lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, thuốc...

Khi nói đến vấn đề xử phạt, ông Dương Tuấn Đức- Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam) cho biết: “Đến nay, trong lĩnh vực BHYT chưa có lần nào chúng tôi nhận được các thông tin về xử phạt đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt trong việc khám chữa bệnh. BHXH Việt Nam cũng đã có những lần kiến nghị Bộ Y tế sau khi có kết quả kiểm tra của BHXH Việt Nam tại các cơ sở y tế có vi phạm, nhưng chưa lần nào nhận được phản hồi”.

Trách nhiệm của cán bộ BHXH, cán bộ giám định là bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT và phòng chống trục lợi. Tuy nhiên, theo ông Đức, những cái để làm cơ sở, thước đo để ngăn ngừa sự trục lợi, chỉ định không hợp lý lại quá ít.

“Trong số 3.000 giám định viên thì chỉ có khoảng 600 người là bác sĩ, và họ cũng không thể có trình độ như các bác sĩ luôn được thực hiện chuyên môn, được đào tạo bài bản, liên tục. Nếu không có thước đo từ Bộ Y tế thì chúng tôi thực sự khó khăn trong việc đánh giá các chỉ định của thầy thuốc”- ông Đức nói.

Dừng hợp đồng với những cơ sở trục lợi

Trước tình trạng trục lợi quỹ BHYT ngày càng tinh vi có thể gây lạm dụng tràn lan trong tương lai, ông Phạm Lương Sơn- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, sẽ kiến nghị với Bộ Y tế có những quy định để BHXH Việt Nam được phép tạm dừng hợp đồng khám chữa bệnh đối với các cơ sở y tế mà có những biểu hiện rõ nét về trục lợi BHYT.

Đồng thời BHXH Việt Nam sẽ thành lập các đoàn thanh tra việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại các địa phương. Nếu phát hiện sẽ kiên quyết áp dụng hình thức xử lý cao nhất.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng trục lợi BHYT? Nhiều chuyên gia cho rằng, rất khó có thể giải quyết triệt để nếu vẫn giữ nguyên cách quản lý như hiện nay.

Thực tế công tác quản lý khám chữa bệnh của hệ thống y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh chưa tốt dẫn đến việc bệnh nhân chạy từ nơi này sang nơi khác, lợi dụng kẽ hở đó để di chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, từ phòng khám này sang phòng khám khác, thậm chí ngay tại một bệnh viện, tại một phòng khám, bệnh nhân đi khám nhiều lần cũng ra được các đơn thuốc khác nhau, vẫn ra được các chỉ định thủ thuật.

Trong khi đó với lực lượng giám định viên vừa mỏng về lực lượng lại chỉ có thẩm quyền kiến nghị thì rõ ràng việc  trục lợi BHYT xem ra vẫn là bài toán khó.   

 Lê Minh Long

 

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ