A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở Đắk Lắk

10:53 | 27/05/2016

Đến buôn Húk B, xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar) giữa mùa khô hạn khốc liệt của Tây Nguyên, ai cũng ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, ...

...lúa đang độ chín vàng óng ả khiến người ta dễ liên tưởng đến mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang của núi đồi Tây Bắc.
Ruộng bậc thang ở buôn Húk B được bà con cải tạo chạy dài theo triền đồi nhấp nhô, uốn lượn, uyển chuyển theo những cung bậc của núi đồi nơi đây. Chỉ độ đầu tháng 3 là lúa trên những cánh đồng ở buôn Húk B đã chín rộ. Ông Y Chiêng Niê, người dân buôn Húk B cho biết: “Người dân buôn tôi thường tập trung cấy lúa ngay khi mùa mưa bắt đầu, lúc các con suối đã có nước dẫn về ruộng, ở đây bà con mỗi năm thường làm 2 vụ lúa nước trên ruộng bậc thang. Tháng 3 hằng năm nắng hạn, suối cạn trơ đáy, ruộng đồng nứt nẻ, cũng là lúc lúa vụ 2 đã chín nên không bị ảnh hưởng đến năng suất mà còn dễ dàng phơi phóng”.
 
Ruộng bậc thang ở buôn Húk B, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar.
 

Đến thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar), khách phương xa không chỉ được tận hưởng vẻ tươi xanh của khu rừng nguyên sinh đồi Cư H’lâm mà còn bị mê hoặc bởi những thửa ruộng bậc thang độc đáo, nhấp nhô, sử dụng nguồn nước chủ yếu từ đồi ngấm xuống. Vẻ đẹp nguyên sinh, hùng vĩ của cây cối trên đồi Cư H’lâm cùng hình ảnh ruộng bậc thang uốn lượn theo chân đồi đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp mắt, ẩn hiện hình ảnh một làng quê trù phú. Ai đã từng đến đây vào mùa gặt sẽ bắt gặp cảnh nhà nhà phơi lúa đầy sân, thậm chí lúa phơi trải dài theo trục đường nhựa liên buôn. Chị Huỳnh Thị Thu Thủy, công nhân Công ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk tâm sự: “Đi đâu xa, nhớ về quê hương mình là nhớ hình ảnh rừng cây xanh rì ở đồi Cư H’lâm và những thửa ruộng bậc thang chín vàng bên làng quê yên bình”. Ông Hứa Chấn Trí, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cư M’gar cho hay: “Diện tích ruộng bậc thang chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 2.400 ha lúa nước trên địa bàn huyện nhưng đã góp phần ổn định lương thực cho bà con các buôn làng. Trước đây bà con thường gieo sạ đúng vụ sẽ bị khô hạn ở vụ lúa đông xuân, nhờ sự tư vấn của cán bộ ngành nông nghiệp, khuyến nông các cấp, bà con đã chủ động gieo sạ sớm hơn, vì vậy nhiều diện tích lúa nước không bị khô hạn”.

Không chỉ có ở huyện Cư M’gar, ruộng bậc thang còn tập trung ở Ea H’leo, Krông Năng, Lắk, Krông Bông… Ruộng bậc thang ở các địa phương trong tỉnh bắt đầu hình thành cách đây hơn 20 năm, do bà con dân tộc Tày, Nùng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào khai hoang, cải tạo những quả đồi dốc thành những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, mở rộng diện tích sản xuất lúa nước. Dần dần, các dân tộc bản địa học hỏi, cải tạo đất đồi thành ruộng bậc thang ngày càng nhiều. Ruộng bậc thang ở Đắk Lắk nằm trên các triền đồi dốc thoai thoải, chủ yếu được bà con cải tạo từ những diện tích đất trước đây chỉ trồng lúa cạn 1 vụ cho năng suất kém hoặc đất trống để chăn thả gia súc. Khác với ruộng bậc thang ở Tây Bắc chủ yếu dùng trâu bò cày bừa, thậm chí có thửa ruộng hẹp quá chỉ dùng sức người cuốc xới đất, ruộng bậc thang ở Đắk Lắk không quá hẹp, địa hình lại thoai thoải nên bà con vẫn sử dụng máy cày để làm đất và thu hoạch vận chuyển bằng xe công nông, đỡ tốn công sức hơn. Nhờ chính quyền các cấp hỗ trợ, đầu tư hệ thống thuỷ lợi dẫn nước, bà con các buôn làng đã cải tạo ngày càng nhiều ruộng bậc thang mang hình dáng riêng của miền đất đỏ bazan, biến những quả đồi trọc hoang vu, cằn cỗi thành những thửa ruộng trù phú.

Trung Hả

 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ