A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cần xem lại chế độ cho Thiếu tá Phùng Văn Bảy - “Người anh hùng của đồng bào Tây Nguyên”

09:12 | 18/04/2013

Thiếu tá Phùng Văn Bẩy, cựu Trung đoàn phó Trung đoàn 95, Sư đoàn 10, B3 (Mặt trận Tây Nguyên), Quân khu 5, quê ở xóm Vĩnh Nghị, xã Hưng Vĩnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, nay là phường Đông Định, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Thiếu tá Phùng Văn Bẩy, cựu Trung đoàn phó Trung đoàn 95, Sư đoàn 10, B3 (Mặt trận Tây Nguyên), Quân khu 5, quê ở xóm Vĩnh Nghị, xã Hưng Vĩnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, nay là phường Đông Định, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông sinh năm 1932, nhập ngũ từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Năm 1965, ông cùng Trung đoàn 95 vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu tại chiến trường Bình Trị Thiên, ở khu vực A So, A Sầu, A Lưới. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cả Trung đoàn được lệnh hành quân đi tiếp vào các tỉnh miền trong rồi dừng lại đóng quân, bám dân, bám làng, xây dựng cơ sở cách mạng và chiến đấu tại các tỉnh Tây Nguyên. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95 chúng tôi và đồng bào các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk thời những năm bảy mươi của thế kỉ XX, ai mà chẳng biết ông Phùng Văn Bẩy, người chỉ huy gan góc, chiến đấu dũng cảm, kiên cường ở khắp các chiến trường. Ông thật sự là người có công lớn đối với nghệ thuật tác chiến đánh địch trên đường giao thông của quân giải phóng Tây Nguyên và Trung đoàn 95 trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với bao kì tích lập được, tên tuổi của ông gắn liền với sự trưởng thành, lớn mạnh của Trung đoàn 95 và vùng đất Tây Nguyên rực lửa. Nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng ông là "người anh hùng của đồng bào Tây Nguyên". Đó là phẩm chất, uy tín của ông đối với nhân dân, không phải người lính, người chỉ huy nào cũng được đồng bào các dân tộc quý trọng, vinh danh, cảm phục đến vậy.

Là một người lính thuộc thế hệ con, em của ông Phùng Văn Bẩy, những năm tháng công tác, chiến đấu cùng ông ở Trung đoàn 95 và các tỉnh Tây Nguyên, tôi được nghe chính những lời nói thành tâm của người dân và đọc được ở một số bài viết của các phóng viên mặt trận in trong quyển sách “Tây Nguyên thắng Mỹ tập 3” do Bộ Tư lệnh Mặt trận B3 ấn hành.

Tháng 11 năm 1973, sau khi đơn vị hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn chiến dịch lấn chiếm vùng giải phóng của ngụy quân Sài Gòn ở huyện Chư Pắk, tỉnh Gia Lai, ông Bẩy được cấp trên cử ra Hà Nội báo cáo với Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng về thành tích, kinh nghiệm tác chiến đánh đường giao thông (đánh địch trên các trục đường giao thông) của Trung đoàn 95 ở Mặt trận Tây Nguyên. Xong việc, ông trở lại miền Nam tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Trên đường vào đến trạm giao liên thuộc xã Hưng Lộc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, do vết thương tái phát, y tá của trạm giao liên đã tiêm thuốc kháng sinh Pi-ni-xi-lin cho ông, nhưng chủ quan không thử phản ứng, nên ông bị sốc thuốc chết ngay sau khi tiêm vào ngày 8/5/1974 (tức 17/4 năm Giáp Dần). Do lỗi của người y tá điều trị, ông đột ngột chết oan uổng không lời trăng trối, để lại cho vợ con, gia đình và bà con làng xóm một tổn thất quá lớn, không gì có thể bù đắp được. Đơn vị chúng tôi mất đi một người chỉ huy tài ba, đức độ, đau xót vô hạn đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên và Trung đoàn 95.

Từ lí do đột tử kể trên, đối chiếu với khoản 7, khoản 8 Điều 11, Nghị định số 28/CP, ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ và điểm a, khoản 3, mục I, phần A, Thông tư Liên tịch số: 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28 của Chính phủ về "công nhận liệt sĩ và giải quyết quyền lợi đối với gia đình liệt sĩ", thì ông Phùng Văn Bẩy thuộc diện được công nhận là liệt sĩ và gia đình được hưởng theo chế độ như Điều 11 Nghị định số 28 của Chính phủ và điểm a, khoản 3, mục I, phần A của Thông tư Liên tịch số 16. Nhưng không hiểu vì lí do gì mà cái chết oan khiên, nghiệt ngã của ông Phùng Văn Bẩy lại chỉ được các cơ quan, đơn vị làm chính sách hậu phương quân đội thông báo cho gia đình và địa phương là tử sĩ, mặc dù gia đình và địa phương đã nhiều lần làm đơn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm xem xét, công nhận ông là liệt sĩ

HOÀNG VIỆT DŨNG

    Theo Báo Người Cao tuổi

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ