A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Cần có nhiều giải pháp để phát triển cà phê bền vững trong bối cảnh mới

15:05 | 28/11/2024

Sáng 28/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá Nghị quyết 24/2027/NQ-HĐND, ngày 13/7/2017 của HDND tỉnh về phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 24); tổng kết niên vụ cà phê 2023 - 2024.

Thực hiện Nghị quyết 24, các sở, ban, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai, đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.

Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương phát biểu khai mạc hội nghị

Cụ thể: về sản lượng, bình quân đạt 513.243 tấn/năm, tăng 14% (khoảng 63.000 tấn); năng suất bình quân tăng khoảng 14% (khoảng 3 tạ/ha) so với mục tiêu của Nghị quyết. Trong đó có khoảng 90% sản lượng cà phê được thu hái, phơi sấy và bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật (đạt 100% mục tiêu của Nghị quyết); tỷ lệ chế biến sâu trong giai đoạn 2018 - 2024 đạt 249.900 tấn, đạt tỷ lệ cà phê chế biến sâu từ 8 - 9% so với sản lượng cà phê của bình quân các niên vụ (cơ bản đạt mục tiêu của Nghị quyết). 

Về kế hoạch tái canh, đến năm 2020 thực hiện được 35.408 ha (đạt 109,5% so với mục tiêu của Nghị quyết); giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện được trên 15.467/24.441 ha kế hoạch.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số chỉ tiêu Nghị quyết 24 đề ra khó thực hiện như: việc giảm diện tích cà phê từ trên 212.000 ha xuống còn 180.000 ha (vào năm 2020) là chưa đạt; sản xuất cà phê có chứng nhận đạt 80% đến năm 2020 không thực hiện được; việc đảm bảo 75 – 80% diện tích cà phê chủ động được nước tưới theo mục tiêu Nghị quyết không hoàn thành…

Riêng đối với niên vụ cà phê 2023 - 2024 được đánh giá là niên vụ có giá cà phê tăng cao kỷ lục, tuy nhiên cũng đối diện với tình trạng “mất mùa được giá” do biến đổi khí hậu, hạn hán, sâu bệnh khiến sản lượng cà phê sụt giảm mạnh. Diện tích cà phê niên vụ 2023 - 2024 đạt 212.106 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 200.441 ha; tổng sản lượng đạt 535.672 tấn (giảm 23.057 tấn so với niên vụ trước).

Đại diện Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu cà phê 2/9 phát biểu ý kiến

Niên vụ cà phê 2023 - 2024, Đắk Lắk xuất khẩu được 264.404 tấn cà phê (giảm 54.095 tấn so với niên vụ 2022 – 2023); kim ngạch xuất khẩu đạt gần 916 triệu USD (tăng hơn 168 triệu USD so với niên vụ trước).

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành hàng cà phê Đắk Lắk đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về vấn đề biến đổi khí hậu, quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu đối với mặt hàng cà phê; đứt gãy chuỗi cung - cầu do giá tăng "nóng"; còn thiếu sự gắn kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, chưa có giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xúc tiến thương mại cà phê có chỉ dẫn địa lý cũng như các loại cà phê bền vững có chứng nhận; việc triển khai chính sách đối với ngành cà phê vẫn còn nhiều bất cập, thiếu thực tiễn, chưa đầy đủ và đồng bộ, dẫn đến khó khăn cho cả doanh nghiệp và người nông dân...

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương đánh giá, cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực và cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk. Đặc biệt, trong niên vụ 2023 - 2024, Đắk Lắk đã mở rộng, phát triển được sản phẩm cà phê đặc sản, đây là hướng phát triển mới, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.

Trong niên vụ sắp tới, các địa phương cần chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn; khuyến khích các nông hộ đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào canh tác và trồng xen nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững để giảm thiểu tác động của khí hậu. Đồng thời, tỉnh cần tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào chế biến sâu; đẩy mạnh bảo hộ cà phê có Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột trên các thị trường nước ngoài…

Minh Thuận

Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/kinh-te/202411/can-co-nhieu-giai-phap-de-phat-trien-ca-phe-ben-vung-trong-boi-canh-moi-e1309e9/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai T12

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ