A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thêm phúc lợi từ cà phê

14:44 | 29/12/2017

Trước đây, các doanh nghiệp rang xay, xuất khẩu cà phê là phía được hưởng lợi nhiều nhất từ mặt hàng này. Gần đây, qua kênh Thương mại Công Bằng, lợi ích của người trồng cà phê đã được cải thiện nhờ cơ chế giá cả và chế độ phúc lợi.

Lợi ích về cho nông dân, cộng đồng

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết, huyện Cư M’gar là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh sản xuất cà phê bền vững theo Bộ tiêu chí Thương mại Công Bằng (FLO) từ năm 2009 với tổng diện tích hơn 183 ha, sản lượng 722 tấn/năm. Nhờ sản xuất cà phê theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nên năng suất vườn cây đã tăng từ 10% - 15%, trong khi chi phí sản xuất lại giảm, lợi nhuận hằng năm của bà con tăng thêm 25 - 30 triệu đồng/hộ so với những hộ không tham gia vào HTX. Chị Nguyễn Thị Mai, thôn 9, xã Ea Kiết cho biết, gia đình chị trồng 2 ha cà phê, từ khi sản xuất theo FLO phải tuân thủ nghiêm các quy định về thời gian cắt cành, làm cỏ, tưới nước, bón phân để ghi vào sổ nông hộ, bù lại, vườn cây chậm lão hóa hơn, chi phí giảm 25-30%, giá bán trung bình cao hơn giá thị trường và đạt tối thiểu 40 triệu đồng/tấn.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc HTX, cà phê của thành viên được HTX mua cao hơn giá thị trường 2.000 – 3.000 đồng/kg. Còn tiêu chí công bằng được thực hiện theo hướng trả giá xứng đáng với chất lượng sản phẩm. Cụ thể, đơn vị có định mức thưởng 300 đồng/kg cà phê quả tươi thu hái chín trên 90%, 200 đồng/kg cho cà phê chín từ 80 – 90%. Bên cạnh đó, với mỗi tấn sản phẩm, HTX có thêm 440 USD tiền phúc lợi, trong đó 30% để trồng cây chắn gió, cải tạo vườn cây và phục vụ công tác vệ sinh môi trường; 30% đưa vào quỹ phúc lợi để làm công tác an sinh xã hội, trong đó đơn vị đã đầu tư xây dựng 4 km đường bê tông, xây 2 nhà Đại đoàn kết và các công trình điện sinh hoạt, điện đường tại địa phương…

 

 

Vườn cà phê của HTX  sản xuất cà phê  bền vững Ea Kmat Hòa Đông.

Vườn cà phê của HTX sản xuất cà phê bền vững Ea Kmat Hòa Đông.

Tương tự, HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Cư Đliê Mnông sản xuất 234 ha cà phê FLO, với sự tham gia của 117 thành viên, trong đó đa phần là người dân tộc thiểu số. Trước đây vườn cà phê của các hộ dân chỉ đạt năng suất khoảng 2 - 2,5 tấn/ha, từ khi sản xuất theo tiêu chí mới, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tăng lên nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và được HTX thu mua cao hơn so với giá thị trường từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Quỹ phúc lợi của đơn vị đã được sử dụng rất hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích cho thành viên mà cả cộng đồng cũng được hưởng lợi. Cụ thể, từ nguồn quỹ này của HTX đã giúp xây dựng 1 nhà Tình thương, 2 phòng học thuộc điểm trường Mầm non Búp Sen Hồng, đóng góp Quỹ vì người nghèo, Quỹ khuyến học và các hoạt động an sinh xã hội khác tại địa phương.

Hướng đến sản xuất bền vững và bảo đảm an sinh xã hội

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 HTX tham gia sản xuất cà phê theo chứng nhận FLO, chiếm 80% HTX cà phê Thương mại Công Bằng của cả nước. Để đạt chứng nhận FLO, các HTX phải tuân thủ theo bộ tiêu chí về quyền con người, quyền của người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ, môi trường xã hội, chống biến đổi khí hậu, chất lượng sản phẩm... Hằng năm, tổ chức FLO quốc tế sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc áp dụng, duy trì các tiêu chí, khi được công nhận, các sản phẩm của HTX làm ra sẽ được bán theo kênh Thương mại Công Bằng với các ưu đãi về giá, phúc lợi...

 

 

Kiểm tra chất lượng cà phê nhân sản xuất theo tiêu chuẩn FLO tại HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Cư Đliê Mnông.

 

 

Kiểm tra chất lượng cà phê nhân sản xuất theo tiêu chuẩn FLO tại HTX Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Cư Đliê Mnông.
 

Trên địa bàn tỉnh có hàng chục HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê. Qua thực tiễn tại các HTX sản xuất cà phê theo chứng nhận FLO cho thấy, các HTX cần liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm qua kênh Thương mại Công Bằng để tiếp cận thị trường quốc tế, hình thành thói quen sản xuất gắn với trách nhiệm xã hội từ nông dân đến HTX và nhà thu mua, chế biến”

 
 
Ông Nguyễn Thiên Văn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh

HTX sản xuất cà phê bền vững Ea Kmát Hòa Đông, huyện Krông Pắc có 100 hộ sản xuất cà phê FLO, trong đó có 91% là đồng bào dân tộc thiểu số. Khi tham gia HTX, các thành viên được xem là các cổ đông, có đóng góp và được hưởng lợi từ hiệu quả sản xuất mang lại. Ngoài ra, các đối tác mua sản phẩm cà phê có chứng nhận với giá 40.000 đồng/kg, đồng thời thưởng thêm 9.000 đồng/kg để HTX làm quỹ phúc lợi. Ông Y Căl Êban, Giám đốc HTX cho biết, sản xuất cà phê theo chứng nhận FLO, HTX phải đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế không chỉ về chất lượng sản phẩm, mà còn là trách nhiệm bảo vệ môi trường trong sản xuất, đạo đức và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho những nhóm người yếu thế trong xã hội.

Ông Nguyễn Đình Hào, Ủy viên Ban Chấp hành Thương mại Công Bằng Châu Á – Thái Bình Dương, Chủ tịch mạng lưới Thương mại Công Bằng Việt Nam cho biết, thương mại công bằng hướng đến mục đích để người nông dân được trả công xứng đáng với thành quả lao động của họ và có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Phương châm của FLO là duy trì sản xuất minh bạch, tôn trọng con người và môi trường tự nhiên, góp phần vào sự phát triển bền vững. Tham gia FLO, người nông dân và hộ sản xuất nhỏ được nâng cao năng lực sản xuất, được khách hàng trả thêm tiền phúc lợi xã hội, bảo đảm sức khỏe…

Minh Thông

 

 

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ