A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Sinh viên chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật

08:06 | 23/10/2018

Sau 8 tháng mày mò nghiên cứu, sinh viên Ngô Văn Dết (22 tuổi, sinh viên khoa kỹ thuật công nghệ, trường ĐH Phạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi) đã chế tạo thành công cánh tay robot cho người khuyết tật.

Em Ngô Văn Dết giới thiệu sản phẩm cánh tay robot cho người khuyết tật.

Em Ngô Văn Dết lý giải về nguyên lý hoạt động bàn tay robot, ban đầu ta cấp nguồn cho arduino, servo và cảm biến, sau đó tác dụng áp lực lên cảm biến, giá trị điện trở của cảm biến sẽ thay đổi từ thấp đến cao tùy vào lực ta tác dụng vào cảm biến, tín hiệu đó được truyền đến arduino xử lý tín hiệu. 

Tùy vào lực nhận được mà servo quay 1 góc nào đó kéo dây tại các ngón tay nắm lại, tùy vào độ to nhỏ của vật mà ta tác dụng lực nhất định vào cảm biến đủ để các ngón tay có thể nắm chắc được vật. Khi không có áp lực tác dụng lên cảm biến servo quay ngược lại vị trí ban đầu và các ngón tay sẽ mở ra. Nhờ đó, người sử dụng có thể thực hiện được các động tác cử động theo ý muốn.

“Sau nhiều lần thử nghiệm, chỉnh sửa và cải tiến thành một sản phẩm tốt nhất thì mô hình cánh tay robot của em cũng đã gần hoàn thiện. Em đã sử dụng công nghệ in 3D để chế tạo ra mô hình có cấu tạo và hình dạng được mô phỏng theo bàn tay người thật. Các ngón tay có thể chuyển động linh hoạt và thực hiện các thao tác cầm nắm dễ dàng nhờ được cố định bằng chốt đàn hồi. Ngoài ra, sản phẩm này được thiết kế sử dụng pin ngoài, người dùng có thể sạc pin để sử dụng”, em Dết nói.
 
Em Dết nói thêm, bàn tay robot đầu tiên mà em thử nghiệm vì phải sửa lại nhiều lần và chưa có nhiều kinh nghiệm nên tốn chi phí đến 6 triệu đồng. Qua bàn tay thứ hai, sau khi rút ra được nhiều kinh nghiệm bàn tay đầu tiên, em đã loại bỏ những chi tiết dư thừa và rút gọn được quy trình kỹ thuật thì chi phí chỉ còn 3 triệu đồng. Sản phẩm bàn tay này đến với người dùng thì giá thành ở khoảng 3-4 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với những sản phẩm hỗ trợ ở trên thị trường. 

Em Dết chia sẻ: “Việc em nảy ra ý tưởng chế tạo cánh tay robot giúp đỡ người khuyết tật, là nhiều lần chứng kiến những người khuyết tật ở thôn em gặp quá nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Từ đó, em mong muốn tạo ra một sản phẩm có chất lượng và tính năng tương đối ổn định nhưng giá thành lại rẻ để cho tất cả những người khuyết tật nghèo đều có cơ hội được sử dụng”.

Ông Lê Quang Trọng (72 tuổi), trú xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: “Tôi là người đầu tiên thử nghiệm bàn tay robot của  cháu Dết, trước đây tôi từng phải bỏ ra một số tiền rất lớn vào khoảng 100 triệu đồng để mua bàn tay giả, tuy nhiên hoạt động vẫn không được thuận tiện lắm, nhưng khi sử dụng sản phẩm của cháu, tôi thấy chất lượng cũng tương đối ổn định, thực hiện các cử động cũng khá dễ dàng mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với giá cả ngoài thị trường”.

Thầy Phạm Trường Tùng, giảng viên trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết: “Dù đây không phải sản phẩm mới nhưng vẫn có hướng phát triển và hoàn thiện hơn trong tương lai. Tôi đánh giá rất cao ý tưởng của em Dết và tính nhân văn mà sản phẩm của em mang lại, để được phục vụ cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, mong muốn sản phẩm của em  có cơ hội được phát triển và hoàn thiện hơn, để cho những người khuyết tật không có điều kiện cũng có thể tiếp cận được, hỗ trợ một phần nào đó trong sinh hoạt và giúp họ bớt tự ti hòa nhập trong cuộc sống”.

Em Dết hướng dẫn cho người khuyết tật sử dụng cánh tay robot.

Cánh tay robot của em Dết giúp ích cho người khuyết tật.

Nghĩa Sơn - Chí Đại

    Nguồn: daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ