A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Sau 4 năm, Dự án tái định cư ở Krông Ana vẫn nằm trên giấy

07:19 | 23/02/2014

Xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) được Nhà nước đầu tư xây dựng dự án tái định cư để ổn định đời sống cho đồng bào di cư ngoài kế hoạch tại khu vực thôn 6.

Tuy nhiên, đến nay dự án này không đạt mục tiêu đề ra, đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện, gây lãng phí lớn tài nguyên đất.
 
Năm 2009, khu vực trạm bơm III (thôn 6 xã Bình Hòa) phải hứng chịu một trận lũ quét lịch sử khiến toàn bộ hoa màu, vật nuôi của 69 hộ dân tại đây bị nhấn chìm trong nước lũ. Thời điểm đó, nước sông Krông Nô dâng cao bất ngờ, tràn nhanh vào khu vực trạm bơm III. Lượng nước lớn không chỉ cuốn trôi hoa màu, vật nuôi mà còn nhấn chìm gần như hầu hết nhà ở của người dân trong khu vực. Nhớ lại trận lũ này, ông Vũ Hữu Hóa một người dân ở thôn 6 vẫn chưa hết bàng hoàng: “Nước lũ lên quá nhanh khiến gia đình tôi không kịp thoát khỏi khu vực này. Cả gia đình gồm 7 người phải ngồi trên nóc nhà suốt mấy tiếng. May nhờ có thuyền cứu hộ của huyện đến kịp nên mới thoát được”. Trong khi đó, gia đình ông Hoàng Văn Hải cũng bị thiệt hại nặng. Ông Hải cho biết, diện tích canh tác của gia đình ông thuộc diện ít nhất trong vùng nhưng thống kê thiệt hại cũng lên đến hơn 50 triệu đồng. Trước “bài học” trên, nếu để người dân tiếp tục ở khu vực này sẽ rất nguy hiểm, ngay sau trận lụt, chính quyền địa phương đã tổ chức họp dân để tìm phương án di dời sang chỗ ở mới. Lúc ấy đại diện của 69 hộ dân đã đồng ý ký vào đơn xin được di chuyển sang chỗ ở mới. Đến ngày 31-12-2010, UBND tỉnh đã có quyết định số 3494/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án quy hoạch để di dời 69 hộ dân thuộc khu vực trạm bơm III (thôn 6 xã Bình Hòa) về khu vực đồi Ea Chai, huyện Krông Ana. Theo quyết định trên, phạm vi của dự án lên đến 980 ha (gồm địa điểm vùng ngập lụt thuộc khu vực cánh đồng trạm bơm III và địa điểm bố trí sắp xếp tái định cư). Mục tiêu của dự án là bố trí sắp xếp, di dời 69 hộ dân với 208 nhân khẩu thuộc khu vực trạm bơm nằm trong vùng ngập lụt về định cư tại khu vực đồi Ea Chai nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cũng như bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân trong thôn; khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, thúc đẩy phát triển KT-XH theo hướng ổn định lâu dài, xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến bộ, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và thuận lợi trong công tác quản lý hành chính của địa phương. Với mục tiêu trên, phương án thực hiện được đưa ra là: Mỗi hộ được chia 450 m2 (400 m2 đất ở và 50 m2 đất vườn); do các hộ thuộc đối tượng tái định cư đã có đủ đất sản xuất trong vùng dự án và vẫn được giữ nguyên phần đất sản xuất hiện trạng của mỗi hộ, khoảng cách từ nơi ở mới đến nơi sản xuất cũ không quá 1km nên không bố trí đất sản xuất mới cho các hộ dân.
 10 ha  cây trồng tại khu vực đồi Ea Chai đang bị  bỏ không.
10 ha cây trồng tại khu vực đồi Ea Chai đang bị bỏ không.

Để đáp ứng những yêu cầu trên, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ gồm: nâng cấp và mở mới tuyến đường từ cầu phao qua sông Krông Ana đến điểm cuối khu dân cư thôn 6 dài 3.600 m (tiêu chuẩn đường GTNT loại B, mặt bê tông); mở mới các tuyến đường tại điểm tái định cư để chia lô đất ở cho các hộ di dời; mở mới tuyến đường từ trục chính đến nghĩa địa mới quy hoạch; xây dựng trạm bơm Ea Chai và 2 km kênh chính để bảo đảm nước tưới cho 100 ha lúa và 50 ha màu; đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước tập trung, xây dựng thêm 1 phòng học mầm non, các công trình phúc lợi công cộng... với tổng vốn đầu tư gần 33 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay gần như tất cả các hạng mục trên vẫn chưa được triển khai thực hiện. Mới đây nhất, ngày 31-7-2012, UBND huyện Krông Ana có văn bản số 261/UBND-DA thống nhất diện tích san ủi khoảng 10 ha tại khu vực đồi Ea Chai để bố trí di dời 69 hộ dân thuộc khu vực trạm bơm III; các hộ dân đang canh tác tại khu vực đồi Ea Chai không được đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc và trồng các loại cây lâu năm trong phạm vi san ủi. Các hộ dân có diện tích canh tác trong vùng quy hoạch đã chấp hành nghiêm chỉnh. Kết quả là 10 ha cây trồng (chủ yếu là cà phê) bị bỏ không, khô cháy từng ngày vì không được chăm sóc mà việc san ủi, giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện!.

Theo Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Lê Thanh Nghị, việc dự án triển khai chậm đã gây lãng phí rất lớn nguồn tài nguyên đất tại địa phương. Cùng với đó cũng gây rất nhiều khó khăn cho địa phương trong việc quản lý hành chính đối với các hộ dân trên. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng nông thôn mới của xã.

Giang Nam

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ