A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bạch hạc thuốc sát khuẩn trừ phong

08:59 | 02/01/2019

Chứng phong thấp có thể diễn biến suốt năm, nhất là những lúc thời tiết thay đổi, giao mùa, đặc biệt khí tiết lạnh giá của mùa đông càng dễ làm cho bệnh phát và có thể diễn biến trở thành cấp tính.

 Nhiều khi vì người bệnh quá đau nhức phải nhập viện để nhờ sự can thiệp của thầy thuốc.

Đặc biệt là tiết xuân ấm áp nhưng dư lượng của khí tiết lạnh nhiều khi vẫn còn lai vãng làm cho chứng phong thấp cũng có nhiều cơ hội “hành” người bệnh nhất là vào ban đêm khi màn đêm buông xuống.

Phong thấp là bệnh chứng chiếm khá cao trong nhân dân ta, vì vậy để giúp mọi người bị bệnh đều được hưởng một mùa xuân tươi đẹp, vắng những cơn đau nhức hoành hành làm khổ cho con bệnh, phiền lòng những người thân trong gia đình, đem lại niềm vui chung đầy ắp hạnh phúc cho mọi nhà, cùng nhau tận hưởng sắc xuân được trọn vẹn.

Đông y từ lâu đời đã có nhiều phương thuốc trị phong thấp, dưới đây xin giới thiệu một vị thuốc sử dụng từ cây bạch hạc có công hiệu chữa trị nhiều chứng bệnh đặc biệt là sát khuẩn trừ phong.

Là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1 - 2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8. Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi bằng gốc, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Bạch hạc còn gọi là nam uy linh tiên, cây kiến cò, có tên khoa học là Rhinacanthus communis Nees., Họ Ô rô (Acanthaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ (Radix Rhinacanthi). Thành phần hóa học có Anthranoid (rhinacanthin).

Đông y cho rằng cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công năng chống ho, sát khuẩn, chống ngứa, trừ phong thấp. Liều trung bình thường dùng hằng ngày cho thuốc Bạch hạc để uống từ 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da…

Dưới đây là vài phương trị bệnh từ cây bạch hạc.

Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây nạch hạc 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liền 10 - 20 thang.       

Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại: Mỗi ngày uống từ 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống dần.

Chữa lao phổi: Lấy thân và lá bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống hằng ngày.

Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn  etylic  70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben  ngày 2 lần đến khi khỏi.

Đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây bạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Phương này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống liền từ 10 - 15 thang.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
 
(Kiến thức gia đình số 52)

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ