A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

"Tây" tiết kiệm… 500 đồng, "ta" thà nhịn!

07:47 | 13/06/2018

Những người từng đi du lịch ở Việt Nam và thăm thú nước ngoài đều có chung nhận xét: "Nước mình đẹp hơn nước người ta nhiều nhưng "ế" là do không biết cách làm du lịch".

Không chỉ bị ám ảnh bởi nạn trộm cướp và sự bất an, du khách còn sợ bị "móc túi" một cách công khai bởi các nhà hàng, quán ăn và cả các công ty du lịch. Chưa kể, chính sách 2 giá làm nhiều du khách bất bình vì họ tiêu tốn nhiều hơn người địa phương, trong khi họ là "khách".

Theo một chủ khách sạn trên đường Bùi Viện, quận 1, TP HCM, rất nhiều khách Tây balô là kỹ sư, bác sĩ, luật sư... thừa tiền để ở những khách sạn sang, thưởng thức món ăn đắt tiền nhưng cái chính là họ muốn khám phá văn hóa nơi mình đến nên không ngại chuyện ở nhà trọ rẻ tiền, ăn quán đường phố. Dù vậy, họ vẫn tiết kiệm từng... 500 đồng cho chuyến du lịch của mình.

Chị Yến - chủ một nhà trọ ở khu phố Tây, quận 1, TP HCM - kể: "Nhiều khách Tây đi mua đồ đều so sánh giá cả giữa nơi này và nơi khác. Nơi nào rẻ hơn là họ đến mua. Thế nên, nhiều quán ở đây đều ghi rõ giá cả để khách được chọn lựa. Có vị khách mua một chai nước suối nhưng không được thối lại 500 đồng vì chủ không có tiền lẻ cũng đứng chờ cho bằng được. Ðối với họ, điều đó là lạm dụng, không công bằng, không tôn trọng khách".

Du khách nước ngoài tại ga Nha Trang. Ảnh: THỦY TIÊN

Ngoài các quán nhỏ, hầu hết khách Tây chỉ đến mua sắm ở những nơi mà guide book hướng dẫn. Điều này đã làm nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn bỗng dưng mất khách vì không được giới thiệu trong guide book đó.

Chuyện "chặt chém" không phải chỉ Việt Nam mới có. Tôi từng sốc khi nghe một người bán bắp dạo ở Campuchia ra dấu cho biết 1 trái bắp giá… 1 USD. Trong khi đó, một người Campuchia đến mua được bán với giá chỉ bằng phân nửa. Tôi quyết định không mua vì không đến mức tò mò muốn so sánh bắp Việt với bắp Campuchia và cũng thấy bất bình với kiểu bị đối xử như vậy, dù số tiền không bao nhiêu. Thế nhưng, ngoài người bán bắp đó, tôi chưa từng bị "chặt chém" ở nơi khác tại Campuchia. Theo tôi biết, ngoài Việt Nam, Myanmar cũng có chính sách 2 giá. Dù vậy, tôi vẫn thấy bị "móc túi" nhiều hơn ở chính nước mình. Các dịch vụ tối thiểu lẽ ra du khách được sử dụng như nhà vệ sinh thì quá nhếch nhác, bẩn thỉu, đến mức thà nhịn đi còn hơn phải vào đó.

Để chống bị "ta chặt chém mình", một người bạn của tôi ở Hà Nội học cách nói tiếng địa phương vùng đó. Mới đây, người bạn này khoe: "Bây giờ mình hết bị "chém" khi vào "Sì Gòn" rồi nha". Hỏi ra mới biết, khi mới vào TP HCM, không có người đưa rước, bạn tôi tự đi taxi từ sân bay Tân Sơn Nhất về quận Phú Nhuận. Ði lòng vòng hết 30 phút, bạn tôi sốt ruột hỏi tài xế thì anh này trả lời cho qua chuyện. Ðồng hồ xe cứ thế nhảy đều không dừng. Ðến khi khách xuống, tài xế đòi hơn 200.000 đồng cho quãng đường chưa đến 5 km. Ấm ức vì tài xế biết khách lạ nên thẳng tay "chém" ngọt, từ đó bạn tôi ráng giả giọng người Sài Gòn mỗi khi vào TP HCM. Tuy nhiên, không thể luyện giọng tất cả vùng miền nên bạn tôi rút ra kinh nghiệm: "Sẽ nhờ "thổ địa" cho chắc ăn"!

Song Ngọc

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ