Duyên nợ Tây Nguyên
07:52 | 17/08/2013
Xuất thân từ một cô giáo dạy Văn nhiều năm ở miền núi Tây Nguyên, đến nay, chị Vũ Hoài Nghiêm đang là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) phụ trách mảng Khoa giáo của huyện. Chị cho biết: “Giáo dục là công việc mà tôi yêu thíc
Trò chơi lớp học...
Chị Vũ Hoài Nghiêm sinh ra và lớn lên ở một vùng quê chiêm trũng của đất Nông Cống – Thanh Hóa. Cái nghèo, và sự học lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Gia đình nào khá giả và tiến bộ lắm mới dám cho con đến trường. Nỗi thống khổ của người dân quê đã luôn thúc giục chị cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành cán bộ, thoát khỏi đói nghèo và sự thiếu học. Ước mơ trở thành cô giáo trong chị cũng từ đó lớn dần lên.
Chị kể, từ những ngày còn tấm bé, trò chơi chị yêu thích và chơi nhiều nhất là trò chơi làm cô giáo. Nhân vật cô giáo bao giờ cũng phải là chị. Hôm thì lớp học rất đông vui, tụ tập đông đủ lũ trẻ trong xóm tới cả chục đứa. Nhưng cũng có hôm, chỉ 4 chị em trong gia đình chị cũng thành một lớp học. Học trò của “cô giáo Hoài Nghiêm” bao giờ cũng rất hào hứng và chăm chú lắng nghe giọng nói sang sảng nhưng đầy sức thuyết phục, những câu chuyện li kỳ, dí dỏm mà chị đọc được từ các cuốn sách, truyện bố chị đem về cho mấy chị em. Chị Hoài Nghiêm cho biết, bố chị là một cán bộ trí thức rất hay mua những cuốn sách, truyện mang tính giáo dục cao về cho chị).
Chị Vũ Hoài Nghiêm
Gắn bó với Tây Nguyên
Từ trò chơi lớp học cô bé Hoài Nghiêm luôn ra sức học tập phấn đấu và rèn luyện mình với ước mơ trở thành cô giáo. Ngoài giờ học trên lớp, tham gia lao động sản xuất cùng gia đình, chị luôn tranh thủ mọi lúc mọi nơi trau dồi thêm kiến thức cho mình. Đi chăn trâu chị vẫn tranh thủ cầm thêm quyển truyện, quyển sách để đọc.
Chị Hoài Nghiêm cho biết, “Thời đó sách, truyện ít lắm, có những cuốn chị đọc đi đọc lại đến thuộc từng chữ, từng dòng... Cả huyện của tôi lúc đó số người được theo học đến cấp 2, cấp 3 cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi là một trong những người may mắn hơn các bạn cùng trang lứa là có người cha quan tâm và rất ý thức tới việc học của con cái”.
Tốt nghiệp THPT, chị Hoài Nghiêm nộp đơn thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma Thuột năm 1983, nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Từ khi bắt đầu ra công tác, chị đã gắn bó với Tây Nguyên và đã có nhiều công hiến trong sự nghiệp giáo dục tỉnh Đắc Lắc. Vậy là ước mơ trở thành cô giáo của chị đã trở thành hiện thực.
Cho đến năm 1997, theo yêu cầu trong công tác cán bộ ở địa phương, chị được tổ chức điều động sang làm công tác Tuyên giáo của huyện Ea Kar cho đến nay.
Thời gian làm công tác Tuyên giáo chị vẫn tham gia theo dõi giáo dục của huyện nhà. Không dừng lại ở đó, chị Hoài Nghiêm lại tiếp tục sự nghiệp đèn sách.
Trong những kỷ niệm đáng nhớ của thời đi học, chị Hoài Nghiêm nhớ nhất là thời gian học cao học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Làm việc tại Tây Nguyên nhiều năm, lần đầu tiên được ra Hà Nội một thời gian khá dài (2 tháng ôn, thi rồi 2 năm học cao học) với chị thật sự là một môi trường mới nhiều bỡ ngỡ vì mọi sinh hoạt đảo lộn.
Chị cho biết: Năm 2003, lần đầu tiên bước chân đến đất Thủ đô, tôi vô cùng háo hức nhưng lại rất bỡ ngỡ và lạ lẫm. Những người bạn đi ôn thi cùng tôi cũng đều là những người từ tỉnh lẻ tới nhưng khác tôi, họ đều đã ra Hà Nội nhiều lần. Cuối tuần học xong họ lại về quê, hoặc một số người không về thì có gia đình, vợ (chồng), con đến thăm và rủ đi chơi.
Chỉ mình tôi thui thủi, không có người thân, gia đình nên đôi lúc cũng tủi thân. Hai tháng ở Hà Nội ôn thi với tôi cứ như là 2 năm bởi nỗi mặc cảm xen lẫn nỗi nhớ nhà, nhớ Tây Nguyên. Có bạn rủ tôi học xong chuyển ra Bắc làm cho đỡ vất vả, rồi còn kiếm “tấm chồng”. Lúc đó tôi chỉ cười và nói “Tây Nguyên là quê hương thứ hai của tôi. Tôi đã gắn bó và cống hiến cho Tây Nguyên rất nhiều, làm sao bỏ Tây Nguyên mà đi được”.
Châu Nhật
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
CÁC TIN KHÁC
- Trở thành thủ khoa Đại học nhờ gánh đậu hũ của mẹ (09/08/2014)
- Khắc nhớ tình thương của mẹ (11/01/2014)
- Người thầy tận tâm (06/01/2014)
- 75 học viên tham gia khai giảng khóa đào tạo máy cày (05/11/2013)
- Nữ sinh có nụ cười hút hồn đi thi trên lưng cha (05/07/2013)
- Luyện 11 "bí kíp" để học và thi khối C hiệu quả (21/06/2013)
- Điểm lại các vụ gian lận thi tốt nghiệp những năm qua (30/05/2013)
- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Krông Pak): Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì (24/05/2013)
- Ngày hội VH-TT học sinh các trường TCCN lần thứ I năm 2013 (01/05/2013)
- Bông hồng Êđê trên giảng đường (13/04/2013)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Giá cà phê hôm nay 6-12: Lại tăng 3 con số, xuất khẩu giảm
- Tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Ea H'leo đạt 124,8% dự toán
- Giá vé xem Đội tuyển Quốc gia Việt Nam tại AFF Cup 2024
- Sớm giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột
- Diện tích tái canh không đạt
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN