A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chọn nhầm trường, vì đâu?

13:43 | 25/08/2016

Vấn đề chọn trường ĐH vì điểm, vì thương hiệu của nhà trường thay vì sự phù hợp của bản thân người học với ngành học và cơ hội việc làm sau khi ra trường lại đang tiếp tục tái diễn ở mùa tuyển sinh năm nay.

 Rất nhiều thí sinh đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho một trường nhưng lại có nguyện vọng rút để nộp sang trường khác mặc dù theo quy định, điều này không được phép.
 

Ảnh minh họa.

Chọn ngành học trước, sau mới đến chọn trường nào để đăng ký là lời khuyên của TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân đối với các sĩ tử đã, đang và sẽ có nguyện vọng học CĐ, ĐH trong một buổi tư vấn tuyển sinh vào ĐH diễn ra vào cuối tháng 5 ở Hà Nội. Đây cũng là quan điểm của rất nhiều chuyên gia giáo dục cũng như các doanh nhân thành đạt. Tiếc rằng, rất nhiều phụ huynh và thí sinh lại quên mất điều này. 

Thay vì quan tâm đến việc mình sẽ học ngành gì, học cái gì trong 4,5 năm ĐH và sau này, mình sẽ làm gì khiến cho một bộ phận thí sinh bị ảo tưởng cứ phải trường nhóm trên mới tốt.

Giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh (ĐH Ngoại thương Hà Nội) kể, chị từng khảo sát trong các lớp mình dạy về lý do thi vào trường này, có đến trên 90% sinh viên trả lời là thi vào trường theo lời khuyên của bố mẹ, họ hàng, hay đơn giản thi theo bạn bè vì tưởng trường đó oai hoặc hay ho lắm… Tóm lại tất cả đều có chữ “tưởng”. Giá như các em được biết cụ thể học ngành này sau này ra trường có cơ hội việc làm thế nào, công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng, của chuyên viên ngân hàng, của kế toán viên… mỗi ngày ra sao thì có lẽ số cử nhân thất nghiệp hoặc làm trái ngành, trái nghề không cao đến thế. 

Bố mẹ quyết định thay con vào ĐH nào, học ngành gì với một suy nghĩ phổ biến là “chúng nó thì đã biết gì, mình phải quyết thay con chứ!”. Một sinh viên của chị Hoàng Ánh chia sẻ mình thích học ngoại ngữ nhưng lại thi kế toán theo yêu cầu của người bố. Chương trình bắt buộc phải học toán rất nặng và cả vật lý – một việc quá sức với em vốn là dân khối D. Em vô cùng nản trong khi ngày ra trường sắp cận kề, phải chuẩn bị tự xin việc mà kiến thức thì không vững, quan trọng nhất là không hứng thú với ngành nghề mình được đào tạo, sợ rằng có xin được việc thì cũng không hứng thú làm. 

Chị Hoàng Ánh đã kể lại câu chuyện chọn trường của mình cách đây hơn 30 năm cũng hoàn toàn dựa vào cảm tính, theo phong trào thời ấy. Mặc dù gia đình có mua một cuốn sách về các ngành nghề đào tạo trong các trường ĐH về tham khảo nhưng cuốn sách mang nặng tính quảng cáo và cảm tính của những người không có chuyên môn nên chẳng giúp ích gì. Chị học ngành kinh tế nhưng qua quá trình học tập và làm việc mới phát hiện ra mình thích ngành nhân văn, vậy là quyết định chuyển qua nghiên cứu văn hoá kinh doanh. Hoá lại hay. 

Vì vậy, lời khuyên của chị Hoàng Ánh với những người đã lỡ chọn nhầm ngành học, nhầm trường là “còn trẻ còn cơ hội”. Còn với những ông bố bà mẹ đang và có ý định chọn trường thay con thì hãy cân nhắc lại.    

Thu Hương

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ