A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Lo lắng với môn tích hợp

09:24 | 23/05/2017

Bên cạnh việc đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới, bắt đầu từ năm học 2018-2019, các môn học tích hợp, công nghệ, nghệ thuật, hướng nghiệp…

... sẽ được triển khai đại trà ở nhiều lớp học như lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 10… đối với tất cả học sinh trên cả nước.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, điều đáng lo lắng là dù đưa vào một số môn học mới (được kết hợp từ nhiều môn học khác) nhưng cơ quan chủ quản (Bộ GD-ĐT) lại không có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên để có thể giảng dạy, truyền thụ kiến thức về môn học này. Ngoài đội ngũ chuyên môn, thậm chí cả cơ sở vật chất cũng không được chuẩn bị để đưa môn học này vào giảng dạy.

Nhiều giáo viên, lãnh đạo các trường học bậc phổ thông ở khu vực TP HCM cho biết khá lo lắng trước thông tin các môn tích hợp và môn học mới sẽ được triển khai ở tất cả các lớp học.

“Rõ ràng các môn học này là quan trọng, có thể giúp ích cho học sinh cũng như đang đi đúng hướng mà nhiều nền trên giáo dục tiên tiến thế giới đang áp dụng. Chỉ có điều, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của các trường chưa chắc đã đủ tiêu chuẩn để áp dụng.

Thậm chí nếu có thì cũng chỉ một số trường ở thành phố còn nhiều nơi ở các tỉnh xa, vùng khó khăn vẫn rất thiếu thốn khi phải áp dụng đại trà. Nếu thay đổi mà không có lộ trình phù hợp sẽ khiến cho cả người học và người dạy cảm thấy khó khăn hơn”, một giáo viên dạy cấp 2 ở quận Gò Vấp, TP HCM chia sẻ.

Trong khi đó, một hiệu trưởng ở TP HCM cho biết chương trình đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới đúng là có nhiều điểm ưu việt, đáng khen. Tuy nhiên nó lại không có lộ trình, quá gấp gáp.

Cụ thể là các môn học sẽ được áp dụng ngay sau 1 năm nữa trong khi đội ngũ giáo viên, quản lý ở cơ sở chỉ có 1 năm để đi tập huấn và học hỏi kỹ năng trước khi về giảng dạy.

Thế nên, không thể yêu cầu chất lượng giáo dục của những môn học đó đạt yêu cầu khi chính đội ngũ giảng dạy cũng không được đào tạo bài bản, chỉ có rất ít thời gian đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Thậm chí các giáo viên tập huấn các môn học mới này cũng ở trực tuyến trên mạng chứ không phải là lớp học thực tế vì đội ngũ giáo viên đông, ở xa khó có điều kiện tập hợp.

“Vì thế, yêu cầu các đang giáo viên dạy bộ môn Vật lý mà dạy môn tích hợp công nghệ, hướng nghiệp, tin học thì chắc chắn người dạy sẽ lúng túng, khó có thể mang đến kết quả tốt. Hay như các môn học nghệ thuật, đều phải có giáo viên chuyên ngành chứ không thể chỉ tập huấn trực tuyến sơ sài rồi có thể đứng lớp giảng dạy được”, người này chia sẻ thêm.

Được biết, dự thảo chương trình đổi mới giáo dục của Bộ GD-ĐT được đưa ra từ giữa tháng 5-2017 và cũng đã kết thúc phần góp ý, phản hồi của các địa phương cơ sở ít ngày qua.

Nghĩa là, nếu được thông qua, nhiều môn học mới như trên sẽ chính thức được đưa vào giảng dạy ở tất cả các trường trong khi tới bây giờ, nhiều giáo viên mới bắt đầu được nghe tên môn học.  

 Đoàn Xá

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ