A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tấm bằng không có lỗi

14:50 | 12/12/2017

3 năm nay, người quen của tôi cầm tấm bằng ĐH tại chức đi gõ cửa xin việc nhiều nơi, nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Trường hợp này chỉ là một ví dụ nhỏ, bởi trong quá trình tuyển dụng hiện nay, nhiều đơn vị tỏ ra “kỳ thị” với tấm bằng tại chức. Điều này khiến người học lấy làm băn khoăn lắm, rằng Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng để đào tạo ra những cử nhân tại chức nhưng khi tuyển dụng lại bị từ chối thì học để làm gì? 

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, thực chất tấm bằng ĐH tại chức không sai, cái sai nằm ở người đào tạo. Bởi chừng nào các trường ĐH không còn xem hệ tại chức là “nồi cơm” của trường thì chừng đó, đào tạo tại chức mới được đi vào thực chất. Xét trên lý thuyết bằng chính quy và bằng tại chức đều thực hiện cùng một khung chương trình, với chuẩn kiến thức, kỹ năng tương đương, chỉ khác hình thức đào tạo. Một bên là chính quy, tập trung, một bên tại chức (dành cho người đang làm việc).

Chuyện sẽ không có gì đáng bàn, nếu hệ tại chức được đào tạo bài bản như trên lý thuyết. Chỉ có điều, lâu nay  giữa lý thuyết và thực tế cách xa nhau một trời một vực. Có sự khác biệt này lỗi nằm ở những nhà đào tạo. Khi mọi thứ đều dễ dãi, từ chất lượng tuyển sinh đầu vào, đến quá trình dạy và học, cho đến đầu ra…

Có nghĩa là ai cũng có thể học hệ tại chức được- miễn là đóng đủ tiền…, thì rõ là tấm bằng chính quy và tại chức có một khoảng cách khá xa về chất lượng, giá trị. Chỗ này xin mở ngoặc nói thêm cũng có những học học viên tại chức có lực học khá, giỏi (số này không nhiều) có nhu cầu tìm việc làm thực sự. Nhưng do sẵn tâm lý bị kỳ thị từ các nhà tuyển dụng, nên khi xin việc họ đã gặp rất nhiều khó khăn, chật vật…

Chính vì vậy, thời gian gần đây dư luận có nhiều ý kiến trái chiều quanh Khoản 2, Điều 6 của Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Theo đó, tại Điều 6 quy định, trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức: tập trung và không tập trung. Điều đó đồng nghĩa hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng nữa.

Hiện việc lấy ý kiến cho hai dự thảo Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH sửa đổi vẫn đang tiếp diễn, với nhiều đóng góp cho công cuộc hoàn thiện và đổi mới giáo dục ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, cuộc tranh luận giá trị bằng tại chức và bằng chính quy vẫn chưa có hồi kết. Bởi ai cũng có những cái lý riêng- xuất phát từ những điều nhìn thấy.   

 Minh Quang 

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ