A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nan giải bạo lực học đường

12:07 | 11/03/2018

Những ngày vừa qua, dư luận chưa hết xôn xao, phẫn nộ trước việc phụ huynh học sinh ở một trường tiểu học Bến Lức, tỉnh Long An bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi ...

... vì đã kỷ luật con họ thì tại Trường THCS Tân Thạch, Bến Tre lại xảy ra việc tày trời - một nam sinh lớp 8 bóp cổ giáo viên trong giờ học.

Cụ thể, ngày 2/3, một học sinh nữ mang vở của môn học khác ra viết trong giờ học của cô giáo tên Như. Sau đó cô Như phát hiện và nhiều lần yêu cầu em học sinh này phải chú tâm vào việc học nhưng nữ học sinh này không nghe. Sau đó, cô Như đến bàn thu giữ quyển vở của nữ học sinh này nhưng bị nam sinh N.V.M.T. ngồi ở bàn phía sau đứng dậy có lời lẽ thách thức, hạ nhục cô giáo.

Ngay sau đó, cô Như đã sang mời hai giáo viên đứng lớp ở các phòng liền kề sang chứng kiến. Trước sự có mặt của hai giáo viên này cùng với tập thể học sinh lớp, T. vừa chửi vừa dùng tay bóp cổ cô Như và phải nhờ sự can ngăn của mọi người, cô mới thoát ra được. 

Chiều ngày 8/3, Ban Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bến Tre có buổi làm việc với lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Châu Thành, lãnh đạo Trường THCS Tân Thạch và giáo viên Cao Thoại Như để nghe báo cáo toàn bộ sự việc.

Theo Ban Giám hiệu trường THCS Tân Thạch, em N.V.M.T. (nam sinh bóp cổ cô giáo) có học lực và đạo đức trung bình, thuộc dạng “cá biệt”. Sau khi sự việc xảy ra, em T. được lãnh đạo nhà trường cho tạm ngưng việc học...

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia an ninh và giáo dục đã phân tích, nguyên do sâu xa dẫn đến những vụ việc học sinh đánh nhau hoặc hư hỗn với giáo viên là do sự thiếu nhận thức và xem thường pháp luật, xuống cấp về lối sống, tha hóa về đạo đức của một bộ phận học sinh. Đồng thời, do sự buông lỏng quản lý giáo dục của gia đình đối với con em mình, cũng như sự thiếu quan tâm quản lý của nhà trường và các cơ quan đoàn thể đối với trẻ em nói chung.

Phân tích về các vụ bạo lực học đường hiện nay, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú- phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng  đừng quy trách nhiệm cho nhà trường phải giáo dục trẻ nên người! Đừng đổ lỗi cho xã hội với những thói hư tật xấu lôi kéo trẻ! Trách nhiệm dạy dỗ, uốn nắn con cái trước hết là của gia đình. Phụ huynh cần dõi theo từng hành động của trẻ, phát hiện kịp thời những biến chuyển tâm lý, hành vi lệch lạc để định hướng đúng đắn là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ con trẻ tránh xa các mầm mống bạo lực.

Ở khía cạnh khác, TS Khuất Thu Hồng- viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội thì cho rằng, đằng sau những trấn thương vì bạo lực có rất nhiều sai lầm của người lớn. Trước mắt, cần giáo dục Luật Bảo vệ trẻ em nhiều hơn cho cả trẻ em và người lớn để không còn tình trạng giáo viên hoặc bố mẹ đối xử thiếu tôn trọng hoặc hành hạ trẻ em, cùng với đó trẻ em cũng phải hiểu bổn phận và quyền lợi của mình. Xử lý các vụ bạo lực học đường, hiện nay hầu hết chỉ dừng ở việc tổ chức hòa giải, kỷ luật cảnh cáo hay đình chỉ việc học tập, theo các chuyên gia việc này mới chỉ giải quyết phần ngọn. Về lâu dài thì vai trò của giáo dục đạo đức là vô cùng quan trọng. 

Lê Thành 

 

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ