A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Kỳ thi “hai trong một” 2015: Nhìn thách thức, thấy cơ hội

12:34 | 08/03/2015

Dự kiến giữa tháng 3 này, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể Quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015.

Tuy nhiên không phải trường nào, thí sinh nào cũng nhìn từ khó khăn, thách thức thấy ra Quy chế mới là cơ hội để thầy và trò nâng cao chất lượng dạy học theo hướng mới giảm tải, giảm áp lực. 
 
 
Xây dựng một chiến lược học tập hiệu quả
 là sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi
 
Thách thức
 
Nhiều giáo viên các địa phương nhận thấy phần coi thi và xử lý các hình thức kỷ luật trong phòng thi trong quy chế  còn nhiều điểm chồng chéo, chưa hợp lý, dẫn đến việc hiểu và xử lý không đều tay của cán bộ coi thi có thể gây bất lợi cho thí sinh, khi mà trông thi năm nay có cả giáo viên phổ thông, giảng viên và sinh viên năm cuối...
Hơn một tuần sau khi Quy chế được công bố, đông đảo giáo viên, học sinh cả nước đón nhận với tâm lý phấn khởi vì đã tạo được thuận lợi nhiều hơn về phía học sinh. 
 
Quy chế thi mới là một thuận lợi cho học sinh Thủ đô, vì trên địa bàn TP Hà Nội quy tụ nhiều trường đại học có uy tín, có hệ thống cơ sở vật chất tốt cho nên thí sinh không cần phải đi thi xa. Ngoài ra, học sinh sẽ được bảo lưu điểm những môn đạt từ 5 điểm trở lên để sang năm không phải thi lại môn đó nữa, áp dụng để xét tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này Hà Nội sẽ có 8 cụm thi do 8 trường ĐH chủ trì và Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp tổ chức. 
 
Học sinh nói chung sẽ không có tư tưởng chủ quan mà phải nỗ lực học tập thực sự, bởi thi tốt nghiệp cũng "gần như” thi ĐH, nên sẽ có sự cạnh tranh từ mỗi học sinh. Rất khó có chuyện trao đổi bài thi hay làm ngơ cho tiêu cực diễn ra. Tính khách quan công bằng trong kỳ thi sẽ cao hơn.
 
Tình trạng học sinh học yếu, lười học, thiếu chí hướng và động cơ học tập trong thi cử vẫn có thể đỗ tốt nghiệp, thậm chí vẫn có thể trúng tuyển ĐH sẽ khó có thể xảy ra khi thực hiện quy chế mới này.
 
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Đỗ Huy Liêu (Nam Định) Nguyễn Trọng Nghĩa, với quy chế mới, học sinh có lực học trung bình, thậm chí là trung bình yếu nhưng nỗ lực cao độ ở giai đoạn nước rút vẫn có thể đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên để trúng vào ĐH, CĐ, nhất là các trường tốp đầu đòi hỏi thí sinh phải có năng lực thực sự. Không thể có yếu tố "ăn may” trong kỳ thi.
 
Tại Nghệ An, một số nhà trường và thí sinh băn khoăn, lo lắng khi chưa làm rõ một số điểm trong quy chế. Thời điểm này khi bắt đầu kế hoạch ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia thì đề thi vẫn chỉ có thông tin rất chung chung như các kiến thức nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. 
 
Nhất là các học sinh chỉ xác định học nghề do học lực hạn chế, không định thi vào các trường ĐH băn khoăn đề thi "2 trong 1” có khó đỗ tốt nghiệp hay không. 
 
Nhiều giáo viên các địa phương nhận thấy phần coi thi và xử lý các hình thức kỷ luật trong phòng thi trong quy chế  còn nhiều điểm chồng chéo, chưa hợp lý, dẫn đến việc hiểu và xử lý không đều tay của cán bộ coi thi có thể gây bất lợi cho thí sinh, khi mà trông thi năm nay có cả giáo viên phổ thông, giảng viên và sinh viên năm cuối...
 
 
Sẵn sàng kế hoạch ôn tập
 
Cơ hội
 
Khi Bộ GD&ĐT có chủ trương đổi mới phương pháp ra đề thi theo cấu trúc đề mở, thì đề thi từ năm ngoái 2014 đã có tính phân hóa nhằm phân loại học sinh, tạo tiền đề cho việc đổi mới kỳ thi năm nay.  
 
Đây là cơ hội cần phải mạnh dạn vứt bỏ những rào cản do tập quán "có cấu trúc đề thi, đề mẫu” được Bộ giới thiệu mới ôn thi, bỏ đi cả những biến thái của phương châm lỗi thời đó. Thực tế trong khi chờ đợi văn bản hướng dẫn chính thức từ Bộ GD&ĐT, nhiều Sở đã chỉ đạo cho các đơn vị trường học nghiên cứu, phổ biến Quy chế tuyển sinh năm 2015. Nhiều nhà trường đã nghiên cứu cách ra đề thi tốt nghiệp và ĐH của năm 2014 để trên cơ sở đó phân loại năng lực học tập học sinh của trường mình và ông tập đi vào thực chất, không chạy theo thành tích.
 
Đổi mới giáo dục, trong đó đột phá bằng kỳ thi "hai trong một” tới đây, thay đổi những thói quen cũ kỹ vốn chỉ biết thuận chân theo những lối mòn quen thuộc là đòi hỏi của cuộc sống. GS.TSKH Lâm Quang Thiệp cho rằng các khâu chuẩn bị theo tinh thần của Quy chế mới đều đã rất hợp lý và đặc biệt phù hợp với điều kiện hiện tại. Tuy nhiên theo GS Thiệp, chúng ta có thể huy động tổng lực để xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm và sử dụng cấu trúc tổ hợp cho bài thi với vài câu tự luận nhỏ thì độ chính xác, minh bạch và công bằng sẽ còn mang lại nhiều ích lợi hơn nữa cho người học. 
 
Ông mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh phương pháp thi trong các năm tiếp theo để hướng tới hoàn thiện tất cả các khâu. Cụ thể thời gian thi cần được rút ngắn hơn bằng việc sử dụng đề thi trắc nghiệm và tổ hợp. Một bài thi có thể bao gồm các phần câu hỏi của nhiều môn học khác nhau. Điều này không cần phải chờ thực hiện dạy học tích hợp mới làm được.
 
Theo Quy chế 2015 này, các môn thi tự luận gồm Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý, thời gian thi là 180 phút. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm trong 90 phút. Riêng môn Ngoại ngữ đang được xem xét và nhiều khả năng sẽ bao gồm cả phần trắc nghiệm và tự luận. 
 
Phương Anh

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ