A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Người cựu chiến binh trở thành tỷ phú từ cây vải thiều

15:29 | 11/08/2013

Trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, ông Vũ Trọng Luyến (62 tuổi, cán bộ hưu trí, sinh hoạt tại Chi hội Cựu CCB tổ dân phố 6, Hội CCB phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ)..

 ... được mọi người biết đến bởi sự nhanh nhạy trong sản xuất, trở thành tỷ phú nhờ chăm sóc, phát triển cây vải thiều.

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Kim Sơn (Ninh Bình), năm 1971, ông Vũ Trọng Luyến tình nguyện vào bộ đội để được tham gia chiến đấu và đã từng có mặt tại chiến trường B, C. Năm 1977, ông chuyển ngành về công tác tại các cơ quan như: Tài chính; Thanh tra huyện Krông Buk. Năm 2008 ông nghỉ hưu về sinh sống tại phường Thiện An. Được học tập, rèn luyện và được trải qua chiến đấu, công tác trong quân đội đã tạo hành trang, giúp ông có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Vì vậy khi hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, được chuyển ngành sang dân chính, cũng như khi nghỉ hưu về sống cuộc sống đời thường, bản thân ông luôn gìn giữ và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đặc biệt là trong phát triển kinh tế gia đình.

Khi mới xây dựng gia đình, đến lập nghiệp tại Buôn Hồ, hoàn cảnh kinh tế của gia đình ông cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng bằng ý chí, nghị lực của người lính, ông cùng gia đình đã tích cực chăm lo lao động sản xuất, tận dụng phát triển đất đai để phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Với suy nghĩ cần thay đổi cách làm kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2000 ông đã về quê mua một số cây vải thiều giống đem vào trồng thử trong vườn. Tuy nhiên khi đến độ tuổi ra hoa kết trái thì hiệu quả đạt thấp, thậm chí có cây không có thu hoạch. Ông lại lặn lội về quê nghiên cứu, mày mò, học hỏi các nhà làm vườn, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phù hợp với thời tiết trên địa bàn và đã thành công trong việc trồng cây vải có năng suất cao, chất lượng tốt. Từ thành công này vợ chồng ông mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình chuyên canh cà phê sang mô hình trồng vải thiều; năm 2007 ông đã phá bỏ 2 ha cà phê già cỗi sang trồng vải với số lượng 350 cây/ha và hiện nay đã phát triển được tổng cộng 4 ha (2 ha đã cho thu hoạch). Trong năm 2012, gia đình ông đã thu hoạch được trên 24 tấn, bán được trên 700 triệu đồng; năm 2013 thu được trên 16 tấn, bán được trên 500 triệu đồng. Ngoài thu nhập từ vải, gia đình ông còn có 1,5 ha cà phê, giống tốt cho năng suất cao; đồng thời ông còn trồng xen trong vải và cà phê 70 cây sầu riêng Thái Lan, mỗi cây thu trên 1,5 triệu đồng/năm. Trong 3 năm qua, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình ông thu lãi trên 600 triệu đồng; dự tính đến năm 2016, khi 4 ha vải đều cho thu hoạch và các nguồn thu từ cà phê, sầu riêng, ước tính mỗi năm gia đình ông sẽ thu được từ 1,5 tỷ trở lên…

Để sản phẩm làm ra trở thành hàng hóa, xây dựng nên một vùng chuyên canh trồng vải để cung cấp cho các địa phương khác, ông không giấu nghề mà luôn vận động, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm trồng trọt cho hội viên Hội CCB và bà con trong tổ dân phố. Ông đã giúp đỡ cho nhiều gia đình hội viên CCB trong thị xã mua giống nợ đến khi có thu hoạch mới lấy tiền giống (không tính lãi), hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc… Trong đó gia đình anh Trần Văn Đường (là một CCB từ quê Ninh Bình vào miền Tây Nam bộ làm ăn, nhưng năm 2009 bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản phải vào Buôn Hồ tìm nơi làm ăn) đã được ông cho mượn đất làm nhà ở tạm và trồng hoa màu, chăn nuôi. Sau 4 năm, đến nay vợ chồng anh Đường đã tích góp mua được đất ở và 3 sào cà phê…

Một việc đáng trân trọng nữa của ông Luyến là nghĩa cử đối với liệt sĩ và gia đình họ. Nhiều năm qua, những lúc rảnh, ông thường lên Nghĩa trang liệt sĩ của thị xã ghi tên, tuổi, quê quán từng liệt sĩ trên bia mộ và trực tiếp viết 52 lá thư  gửi về địa phương nhờ báo tin đến cho thân nhân gia đình liệt sĩ biết phần mộ và đã có 47 gia đình nhận được tin (5 trường hợp không khớp địa chỉ trên bia mộ). Hầu hết khi nhận được tin, thân nhân liệt sĩ đều điện thoại hoặc viết thư cảm ơn; một số trường hợp gia đình trước đây không biết thông tin phần mộ liệt sĩ của gia đình ở đâu, khi nhận được tin đã rất phấn khởi, thu xếp vào thăm viếng. Và mỗi lần như thế gia đình ông lại giúp họ có nơi ăn nghỉ, sinh hoạt, đi lại…

Với những việc làm nghĩa tình, nhân ái, CCB Vũ Trọng Luyến xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập và noi theo.

Ngô Trung Việt

    Theo Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ