A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Đừng để hàng hóa, dịch vụ tăng theo giá điện

09:07 | 04/12/2017

Đón nhận thông tin giá điện tăng vào đúng dịp cuối năm, nhiều người lo lắng sẽ xảy ra tình trạng nhiều khả năng giá cả hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo khiến cuộc sống thêm gánh nặng.

Từ ngày 1-12, giá bán lẻ điện bình quân năm 2017 tăng thêm 6,08%, tương đương 1.720,65 đồng/kWh, sau hơn 2 năm “ngủ yên”. Nhiều người dân và cộng đồng doanh nghiệp không khỏi lo lắng vì sợ giá cả các mặt hàng sẽ “té nước theo mưa”, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm cận tết.

Ngay sau khi bất ngờ chốt phương án tăng giá điện chính thức có hiệu lực từ ngày 1-12-2017, tức chỉ sau một ngày phát đi thông báo, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo để nêu các thông tin liên quan dù nhiều vấn đề chưa được làm rõ, thiếu thuyết phục.

Theo đó, với cách tính toán của Bộ Công Thương về đợt tăng giá điện lần này, hộ thuộc nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ với mức tăng khoảng 5,7%; khách hàng sản xuất tăng từ 1,4% - 6,4%; đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp, mức tăng là 4,97%. Đối với nhóm khách hàng sinh hoạt đang áp dụng 6 bậc thang nên áp dụng cũng như tác động đến khách hàng sinh hoạt ở mức khác nhau.

Cụ thể, với hộ tiêu thụ dưới 50kWh/tháng tiền điện tăng 3.250 đồng/tháng; hộ tiêu thụ đến 100kWh/tháng mức tăng là 6.600 đồng/tháng; hộ tiêu thụ tới 200kWh/tháng tăng thêm 13.800 đồng/tháng; hộ tiêu thụ tới 300kWh là 23.600 đồng/tháng và hộ tiêu thụ tới 400kWh chi phí thêm cao nhất khoảng 35.000 đồng/tháng. Với cách lý giải như vậy, Bộ Công Thương kết luận, động thái tăng giá điện lần này không có tác động nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội…

Trong khi đó, đón nhận thông tin giá điện tăng vào đúng dịp cuối năm, nhiều người lo lắng sẽ xảy ra tình trạng nhiều khả năng giá cả hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo khiến cuộc sống thêm gánh nặng.

“Chi tiêu hàng tháng của gia đình 4 người chúng tôi trông cả vào lương công nhân của hai vợ chồng, chỉ trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Như thường lệ, cứ mỗi lần giá điện tăng một thì các chi phí khác tăng bốn năm lần, từ bó rau, ký thịt, đến chuyến xe ôm… chứ chẳng riêng gì giá điện”, chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân tại Công ty Giày Huê Phong, quận Gò Vấp (TPHCM), rầu rĩ nói.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Hòa, thợ sửa máy vi tính trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình (TPHCM) cũng than thở: “Giá điện tăng vào ngay dịp cận tết sẽ kéo theo bao nhiêu thứ hàng hóa “ăn theo”. Lâu nay nhiều loại chi phí tăng, gia đình tôi đã phải tiết kiệm hết sức, giờ thêm điện tăng giá càng thấy lo”.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là với doanh nghiệp sử dụng nhiều điện năng, việc tăng giá điện gây lo ngại phát sinh chi phí sản xuất, từ đó tác động tới giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi giá điện hiện đang chiếm từ 30% - 35% giá thành sản phẩm. Giá điện tăng, giá thành sản phẩm phải tăng và tác động đến giá hàng hóa, cuối cùng người tiêu dùng phải chịu.

“Công ty tôi chuyên may hàng trẻ em bỏ sỉ tại các chợ đầu mối. Giá mỗi bộ quần áo khi xuất xưởng khoảng trên dưới 50.000 đồng. Như các lần trước, mỗi khi điện tăng giá, chúng tôi đều phải rà soát lại tất cả công đoạn cũng như đàm phán với khách hàng đầu mối để điều chỉnh giá thành tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng giá không hề đơn giản vì sẽ ảnh hưởng tới doanh thu cũng như giảm sức cạnh tranh với các đối thủ, đặc biệt hàng nhập khẩu trên thị trường”, Giám đốc Công ty TNHH SX TM DV Đức Long Phan Đức Cường, quận 12 trao đổi.

Giải pháp trước mắt để ứng phó với giá điện tăng là các doanh nghiệp phải tính toán cân đối, bắt buộc phải tiết kiệm, tránh giờ cao điểm. Về lâu dài, doanh nghiệp cũng tính đến thay thế thiết bị cũ tiêu hao điện năng lớn.

Đối với vai trò của Bộ Công Thương, ngành điện khi tăng giá, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành điện cần nêu thêm thông tin để người dân hiểu hơn và làm rõ hơn sự minh bạch trong việc tăng giá điện lần này. Bởi trong các chỉ số tài chính đưa ra chưa thấy nói rõ về chi tiêu cho lương thưởng. Những hoạt động đầu tư ngoài ngành và những thua lỗ khác được tính trong quá trình đưa vào chi phí ngành điện. Mặt khác, cần làm rõ hơn về cơ cấu phát điện, một trong những yếu tố tác động đến giá thành sản xuất. Bên cạnh việc tăng giá điện, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu để tránh “té nước theo mưa”, tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, doanh nghiệp.

LẠC PHONG

 

    Nguồn: Báo SGGP online

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ