A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Nhiều bộ vẫn chưa vào cuộc

17:06 | 10/01/2018

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, giấy phép con, nhiều bộ ngành đã thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh....

 Tuy nhiên, vẫn còn 10 bộ hầu như không có động thái gì. 

Thủ tục rườm rà vẫn gây khó khăn cho người sản xuất kinh doanh. Ảnh: Internet.

Cần vào cuộc đồng bộ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 83/NQ-CP (tháng 8/2017) và Nghị quyết 98/NQ-CP (tháng 10/2017) giao các bộ ngành rà soát đánh giá đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành.

Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện mới chỉ có hai bộ gồm Bộ Công thương và Bộ Xây dựng có dự thảo nghị định sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh.

Cụ thể, nghị định do Bộ Công thương dự thảo đã trình chính phủ, nghị định do Bộ Xây dựng dự thảo đã trình thẩm định. Hai bộ gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện rà soát, đề xuất cắt giảm, sửa đổi các điều kiện kinh doanh nhưng chưa nêu phương án sửa đổi. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có đề nghị giữ nguyên các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng do ngành nghề đặc thù. 

Như vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới chỉ có 5 bộ ngành thực hiện rà soát và đưa ra phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh. Theo Bộ này, chưa có thông tin từ 10 bộ ngành khác về việc thực hiện nội dung này bao gồm: Bộ Tài chính, Y tế, Văn hóa thể thao và Du lịch, Giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng, Tư pháp.

Mặt khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, dù đã có những nỗ lực cắt giảm tuy nhiên các bộ hiện vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, nhiều chỉ số và thứ hạng đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện. Ba bộ chỉ số đặt mục tiêu đều tăng điểm và tăng hạng. 

Cụ thể, năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc so với 2016, từ vị trí 60/138 lên 55/137 nền kinh tế. Môi trường kinh doanh đạt thư hạng 68/190, tăng 14 bậc so với năm ngoái. Đây là mức tăng nhiều nhất trong 10 năm qua. Đổi mới sáng tạo cũng cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạn 47/127; đây cũng là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước đến nay.

Tránh hình thức

Không phủ nhận, thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã rất nỗ lực trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, loại bỏ giấy phép con. Tuy nhiên, theo phản ảnh của nhiều doanh nghiệp (DN), họ vẫn vấp  phải nhiều khá nhiều rào cản trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu DN của một số cán bộ quản lý. 

Giới chuyên gia kinh tế cũng nêu lên nhận định, môi trường kinh doanh thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, cơ quan quản lý đã rất nỗ lực trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Điển hình như hành động của Bộ trưởng Bộ Công thương, đã rất quyết liệt khi cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, DN vẫn chưa thực sự dễ thở khi vẫn gặp phải nhiều rào cản, nhiều thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa nêu quan điểm, Chính phủ rất quyết tâm nhưng cái chính vẫn là con người, nhất là các cán bộ cấp cơ sở. Nếu Chính phủ yêu cầu hạn chế, mà cấp  dưới không nghe, hay nói cách khác vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh” thì DN vẫn sẽ không thể yên tâm phát triển được. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu quan điểm, môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay vẫn thiếu tính bền vững, bởi còn có nhiều chỉ số trong nhiều năm chưa có cải cách hoặc có cải cách nhưng chậm và cách xa so với các nước trong khu vực như hiệu quả thị trường hàng hoá, chất lượng cơ sở hạ tầng, giáo dục.

Đặc biệt, một số chỉ số về môi trường kinh doanh vẫn nằm cuối bảng xếp hạng (như Khởi sự kinh doanh - thứ 123; Giải quyết phá sản DN – thứ 129). Đáng chú ý là chỉ số Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nhiều năm nay không có cải cách và sự cải thiện nào.

Minh Phương

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ