A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Loại bỏ giấy phép con

14:37 | 16/01/2018

Trao đổi với ĐĐK, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng không nên “đẻ” ra các giấy phép kinh doanh mới. Nên bỏ những giấy phép con trong chừng mực có thể. Như vậy nền kinh tế mới có sự thông thoáng.

Ông Nguyễn Trí Hiếu.

PV: Thưa ông, thời gian qua, các bộ ngành đã cắt giảm các điều kiện kinh doanh nhưng các doanh nghiệp vẫn than phiền, ông nhận định thế nào việc cắt giảm này và phải chăng nhiều cắt giảm chưa hợp lý?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Giấy phép con, hay các điều kiện kinh doanh của mình phức tạp quá, và cần đơn giản hơn nữa.

Doanh nghiệp có thể phát sinh ra dịch vụ, sản phẩm, loại hình kinh doanh mới nếu nó phù hợp với hình thức kinh doanh của họ mà giấy phép hiện hành đang có thể bao phủ được thì nên để họ kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp thấy rằng, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh vẫn còn chưa hợp lý.

Doanh nghiệp cảm thấy nhiều phiền phức với giấy phép con, trong khi loại hình dịch vụ của họ vẫn phù hợp với giấy phép họ đang kinh doanh, và không cần thêm giấy phép nữa.

Chẳng hạn như trong ngành ngân hàng, một ngân hàng thương mại hiển nhiên có dịch vụ thanh toán quốc tế nhưng ai muốn thanh toán quốc tế lại phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Ngân hàng thương mại phải có dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài, cho nên cấp giấy phép cho dịch vụ thanh toán quốc tế là không hợp lý.

Ông nghĩ sao khi có một nghịch lý là theo đánh giá hàng năm, chỉ số cải cách hành chính của các bộ ngành đã được cải thiện nhưng các doanh nghiệp vẫn phải có những chi phí không chính thức thì mới xong việc?

- Những cải thiện đó mang tính bao quát vĩ mô và chưa thực chất.

Các doanh nghiệp than phiền chính là cải cách thủ tục hành chính của ta còn chậm từ phía Trung ương cho đến các địa phương. Về phía vĩ mô, cải cách phải đi vào trong nền kinh tế thị trường.

Do đó, Quốc hội cần có định hướng mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế, đi vào thị trường mới tạo ra môi trường kinh tế cạnh tranh, trong đó vai trò của các doanh nghiệp nhà nước nhường lại sân chơi cho tư nhân nếu tư nhân làm được.

Cái gì tư nhân làm được nên để cho họ làm, chứ không nên thành lập các công ty doanh nghiệp để cạnh tranh với tư nhân.

Như vậy là làm mất đi sự cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sân chơi không công bằng.

Doanh nghiệp có vốn của nhà nước có những lợi thế về đất đai, hành chính, vốn, chính sách ưu đãi.

Nó tạo ra sân chơi không công bằng và làm giảm động lực của tư nhân với nền kinh tế, trong khi nền kinh tế ngày càng đi vào hội nhập quốc tế và đi vào nền kinh tế thị trường thực thụ. Do đó, vai trò của doanh nghiệp có vốn nhà nước phải giảm nhiều.

Chúng ta đang hướng đến một Chính phủ kiến tạo, nhưng muốn kiến tạo thực sự thì thể chế kinh tế phải thông thoáng, thưa ông?

- Chủ trương Chính phủ kiến tạo được Chính phủ đưa ra là rất phù hợp. Nhưng kiến tạo phải có sáng kiến mới cho phát triển kinh tế.

Kiến tạo có nghĩa phải sẵn sàng thoát bỏ những hệ thống cũ, vận hành kinh tế cũ để đi vào nền kinh tế thị trường mới và thực thụ.

Kiến tạo thì bộ máy nhân lực của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương phải có sự sáng tạo, nghĩa là phải “thay máu”.

Vì con người vô cùng quan trọng, nếu có chủ trương mới nhưng vẫn con người cũ thì không đổi mới toàn diện được.

Tất cả mọi chuyện phải nằm ở con người. Do đó kiến tạo thì phải “thay máu” ở Trung ương lẫn địa phương.

Hiện các bộ, ngành đã có cổng thông tin tiếp nhận phản ánh của người dân và doanh nghiệp. Nhưng nhiều nhận định cho rằng, việc xử lý còn hạn chế.

Vậy làm sao để kiến nghị được xử lý hiệu quả kịp thời?

- Chính phủ và các bộ, ngành đều có cổng thông tin để mọi người đóng góp ý kiến. Nhưng việc đóng góp ý kiến phải có 2 tác động thì mới có hiệu quả.

Thứ nhất, những ý kiến đó phải được ghi nhận và phản hồi, kể cả những ý kiến không quan trọng nhưng phải có phản hồi. 

Nếu không doanh nghiệp thấy rằng “ngủ quên” trên ý kiến nên sẽ mất động cơ để đóng góp. 

Thứ hai, quan trọng là những ý kiến đó phải được công khai hóa. Nếu im ỉm giải quyết, những ý kiến đó không tạo ra được động lực cho người đóng góp ý kiến và cho các doanh nghiệp khác.

Khi các doanh nghiệp khác nhìn thấy Chính phủ công khai các ý kiến, họ sẽ có động lực khi thấy rằng ý kiến của mình được nghe và nhiều người biết đến.

Bởi vì không chỉ những người đưa ý kiến mới quan tâm mà nhiều doanh nghiệp khác cũng quan tâm. Vì vậy ý kiến đó phải phản hồi và được công khai hóa.

Tất nhiên không công khai hóa toàn bộ các ý kiến nhưng nên có sự tổng hợp vào mỗi tháng, mỗi quý. Qua đó các ý kiến mới tạo ra phong trào để các doanh nghiệp có ý kiến và đóng góp cho Chính phủ.

Trân trọng cảm ơn ông!

H.Vũ (thực hiện)

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ