A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Phát triển cây ăn trái ở Krông Nô: Cần bảo đảm tính quy hoạch, bền vững

10:42 | 08/11/2018

Những năm qua, nông dân huyện Krông Nô đã mạnh dạn chuyển đổi dần diện tích cây công nghiệp dài ngày không phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn trái đã giúp người dân đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập.

 Tuy nhiên, về lâu cần chú trọng vấn đề quy hoạch và phát triển bền vững.

Krông Nô là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với 52.612 ha đất sản xuất, trong đó có nhiều nhóm đất chính để phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện đã mở rộng diện tích các loại cây ăn trái phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện như: Sầu riêng, bơ, quýt, xoài, vải thiều, mít, ổi… Đến nay, diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện có gần 1.000 ha, trong đó, diện tích chăm sóc là 324 ha, diện tích kinh doanh 579 ha.

Trồng vải thiều giúp gia đình chị La Thị Tiến ở thôn Ninh Giang, xã Buôn Choáh (Krông Nô) có thu nhập gấp 3 lần trồng ngô

Trong thời gian qua, để khuyến khích nông dân phát triển các loại cây ăn trái phù hợp với thổ nhưỡng, đất đai trên địa bàn, các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm. Từ đó, nhiều hộ dân đã chuyển đổi dần những diện tích cây công nghiệp dài ngày khó khăn về nguồn nước, năng suất thấp, sâu bệnh nặng, già cỗi sang trồng cây ăn trái.

Theo bà Mai Thị Liên, Phó Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện thì cây bơ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân  trồng với diện tích tập trung tại một số xã như: Quảng Phú 74 ha, Buôn Choáh 145 ha… Đặc biệt, hiện ngành Nông nghiệp huyện đang xây dựng mô hình bơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 15,5 ha tại các xã Quảng Phú, Nam Đà, Tân Thành. Ngoài một số giống bơ sáp địa phương, hiện người dân đã sử dụng nhiều giống bơ mới như Booth 7, Hass, 034… vào trồng mang lại chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Còn đối với cây sầu riêng, hiện nay, phần lớn do người dân trồng xen canh trong vườn cà phê, diện tích trồng thuần ít, nên sản lượng chưa cao. Bên cạnh đó, đối với các loại cây cam, quýt, chủ yếu được trồng tại xã Đức Xuyên, với diện tích tập trung trên 45 ha, diện tích kinh doanh 30 ha, năng suất ban đầu đạt 10 tấn/ha. Hiện người trồng cam, quýt trên địa bàn đang tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ. Ngoài ra, hiện nhiều giống cây ăn trái mới như: Vải thiều, mít, ổi, mãng cầu… cũng được người dân trồng rải rác ở các xã và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Theo ông Trần Đăng Ánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, để thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, huyện đã triển khai xây dựng các mô hình phát triển cây ăn trái như: Mô hình cải tạo vườn tạp trong vùng đồng bào dân tộc tại chỗ; mô hình trồng bơ Booth tại xã Nam Đà; Chương trình nông lâm kết hợp của Dự án Flitch, Dự án 3EM…Việc đầu tư trồng cây ăn trái đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thiết kế cơ bản dài nên người dân gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hiện chưa có cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến nên sản phẩm trái cây trên địa bàn chủ yếu bán lẻ tại các chợ.

Cũng theo ông Ánh, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm trái cây, các ngành chuyên môn của huyện đã và đang xây dựng các giải pháp nhằm giúp người dân trồng cây ăn trái thực hiện các biện pháp cải tạo lại một số giống cây không đạt chất lượng, tiến hành ghép cải tạo hoặc trồng tái canh bằng các giống có năng suất, chất lượng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài huyện, mục tiêu xa hơn là phục vụ xuất khẩu. Cùng với đó, huyện cũng đã quy hoạch vùng trồng cây ăn trái phù hợp với từng khu vực như: Các loại cây bơ, cây có múi trồng ở các xã phía Nam như: Quảng Phú, Đắk Nang, Đức Xuyên. Các xã phía Bắc như: Đắk D’rô, Nâm Nung, Tân Thành, Nâm N’đir, Đắk Mâm, Nam Đà thì trồng các loại cây sầu riêng, mãng cầu, mít…

 

Việc phát triển mạnh về giống cây, mở rộng diện tích đã bộc lộ nhiều bất cập như phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng trên địa bàn. Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện, hiện nay, diện tích trồng ngoài quy hoạch đã chiếm 40% tổng diện tích cây ăn trái và phân bố rải rác, xen canh nên khó áp dụng kỹ thuật canh tác, quản lý chất lượng. Đơn cử, đối với cây bơ, hiện toàn huyện có 299 ha bơ, sản lượng bơ đạt 1.730 tấn. Trong đó, diện tích trồng ngoài quy hoạch đã chiếm 140 ha.

 

Bài, ảnh: Văn Tâm

    "Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo Đắk Nông"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ