A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Không thể câu giờ

16:26 | 09/11/2018

Ì ạch, chậm tiến độ là thực tế đang diễn ra trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Sự chậm trễ này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân người đứng đầu đơn vị muốn kéo dài tiến trình CPH vì sợ… mất ghế, mất quyền lợi.

Bộ Tài chính cho biết, tình hình CPH DNNN diễn ra còn chậm. Cụ thể, năm 2016, theo kế hoạch sẽ CPH 66 DN (trong đó có 15 DN CPH cùng công ty mẹ, 35 DN độc lập). Tuy nhiên, vẫn còn tới 18/35 DN không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những DN bán được rất ít.

Đến năm 2017, 69 DN được phê duyệt phương án CPH. Trong số 69 DN đã được phê duyệt phương án CPH này, có 48 DN báo cáo tình hình thực hiện bán cổ phần lần đầu và 7/48 DN không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những DN bán được rất ít so với số cổ phần bán đấu giá công khai.

9 tháng đầu năm 2018, có 10 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Trong đó, đáng chú ý là Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Vạn Tường (Quân khu 5) và Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam (VTV cab) đã báo cáo tình hình thực hiện bán cổ phần lần đầu. Tuy nhiên, VTV cab bán đấu giá không thành công! Như vậy tính đến tháng 10/2018, mới có 10% DN có kế hoạch CPH. Như vậy là rất chậm. 

Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính phân tích, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng chậm CPH vẫn tiếp tục diễn ra. Thứ nhất là tính kỷ luật chấp hành chỉ đạo của cấp trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm. Thứ hai là còn sự nhận thức e ngại trong việc thực hiện thực chất đổi mới khi CPH “bình mới, rượu mới”, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau CPH. Tư tưởng yên vị vẫn còn đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới DN.

Bên cạnh đó, ông Tiến cũng cho rằng vẫn còn tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ khi thực hiện quy trình mới chặt chẽ, công khai minh bạch, rõ ràng hơn và phải có nhiều bước đi hơn gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu DN, cơ quan. “Chúng tôi tiếp xúc với nhiều DN, lãnh đạo rất tâm tư sau khi cổ phần hóa sẽ đi đâu, về đâu? Xử lý công nợ ra sao? Họ sợ trách nhiệm”- đại diện Cục Tài chính DN nói.

Tâm lý sợ trách nhiệm, sợ mất ghế không chỉ xuất hiện riêng  trong tiến trình CPH. Việc tinh giản biên chế, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, gây khó cho DN bị chậm lại cũng do nguyên nhân này.  

Rõ nhất có lẽ nằm ở công cuộc sáp nhập các cơ quan, bộ máy có trùng chức năng, nhiệm vụ mà nhiều địa phương đang làm. Việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã cũng vậy. Từ hai, ba đơn vị hành chính gộp lại làm một, từ mấy cơ quan giờ chỉ một cơ quan, ai đi, ai ở, ai là trưởng, ai là phó cũng đâu có dễ thu xếp cho ổn thỏa. Thế nên mới phong thanh chuyện sáp nhập một số đơn vị hành chính, đã có biểu hiện gọi điện thoại khắp nơi để chạy như cảnh báo của vị bí thư một tỉnh miền Trung. Vì vậy, không ít địa phương vẫn cứ chần chừ, chờ đợi xem người khác làm thế nào rồi mới tính. Việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy vì thế mà vẫn ít về số lượng và kém về chất lượng.

Công cuộc cải cách các thủ tục hành chính cũng gặp những khó khăn tương tự. Thủ tục hành chính vốn sinh ra là để quản lý nhà nước cho tốt. Cắt bỏ thủ tục tức là nhận cái khó về cơ quan quản lý. Thế nhưng, với một Chính phủ kiến tạo, hành động vì người dân và DN, thì không thể đẩy cái khó cho dân, mà cơ quan quản lý phải có những cuộc rà soát kĩ lưỡng, nếu thủ tục thực sự không cần thiết, gây khó thì phải bãi bỏ.

Nhưng công cuộc bãi bỏ, cắt giảm này không phải bộ ngành nào, địa phương nào cũng quyết liệt làm, bởi nói như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, “nếu chúng ta không đồng bộ, không áp từ trên xuống thì không ai muốn cải cách, vì cán bộ thực thi thủ tục không muốn rời bỏ quyền lợi”. Chỉ có công khai, minh bạch thì chi phí lót tay mới giảm đi, mới giảm những cái cách oái ăm mà cán bộ nhân danh cơ chế, các thủ tục hành chính mà hành DN như vậy.

Trở lại câu chuyện tiến độ CPH DNNN, nhiều ý kiến đề nghị rằng, cần đẩy nhanh tiến độ CPH bằng việc có chế tài đủ mạnh để những người đứng đầu các DN được chỉ định CPH phải ý thức được rằng nếu vẫn cố tình chây ì, chậm trễ thì họ sẽ bị loại khỏi bộ máy trước khi DN này CPH. Đặc biệt, khi CPH rồi thì các tập đoàn, công ty nhà nước này cần áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, vận hành cho tốt. Bởi nếu CPH không thay đổi về chất, tức là vẫn duy trì bộ máy cũ, cách quản lý cũ, không đổi mới về quản trị, không công khai minh bạch thì khó mà phát triển.

Đặc biệt, muốn thay đổi toàn bộ về lượng và chất, thực sự là “bình mới, rượu mới” trong CPH cần có sự giám sát, kiểm tra, công khai minh bạch, trước, trong và sau CPH. Sự giám sát này ở công đoạn nào cũng quan trọng, đặc biệt, nếu quá hạn mà các DNNN được chỉ định CPH vẫn án binh bất động cần có những đốc thúc mang tính bắt buộc để họ muốn cố tình câu giờ cũng không được.

Lục Bình

    Nguồn: daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ