A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ðồng lòng vượt qua "năm kinh tế buồn"

04:48 | 27/04/2013

Có nhiều nguyên nhân khiến tình cảnh "khốn đốn", nhưng qua phân tích, theo dõi của các nhà quản lý thì khá nhiều DN còn hạn chế từ trình độ quản lý đến năng lực SX, thiết bị, vốn... Hơn nữa, đa số DN chưa thật nỗ lực tìm lối ra và tái cấu trúc để duy

Nguyên nhân và hạn chế 

Nhìn lại tình hình phát triển DN trong 10 năm qua ở Ðác Lắc, Ðác Nông, Kon Tum, Gia Lai..., tốc độ tăng trưởng qua các năm khá cao, mỗi năm có hàng chục nghìn DN mới ra đời với những chính sách (CS) ưu đãi  nhằm hỗ trợ cho DN, thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngoài những khó khăn do tác động của "năm kinh tế buồn", soi lại "sức khỏe" của DN trên khu vực Tây Nguyên vẫn còn những hạn chế, vướng mắc.

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Ðác Lắc Dương Thanh Tương thừa nhận: Do năng lực tài chính và quản trị, điều hành còn yếu; phương thức SX kinh doanh cũ, lạc hậu; tiềm lực tài chính yếu, vốn tự có thấp; tài sản bảo đảm ít, báo cáo tài chính thiếu tính minh bạch và sức tiêu thụ hàng hóa chậm..., rất ít DN đầu tư vào các ngành SX công nghiệp và chế biến. Ðã thế, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế nên các DN không ứng phó kịp khi gặp những tác động bất lợi từ bên ngoài.

Ðồng tình với quan điểm trên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Gia Lai Hồ Phước Thành cho rằng: Chiến lược xúc tiến đầu tư của khu vực và từng tỉnh chưa rõ ràng, cơ chế thu hút đầu tư còn mang tính tự phát, thiếu định hướng về quy hoạch (QH) phát triển chung và liên kết vùng; công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tại các tỉnh trong vùng chưa được tốt... Ðây là những "nút thắt" cần được tháo gỡ trong thời gian tới.

Bên cạnh những nguyên nhân "làm kìm hãm" DN phát triển, lãnh đạo một NHTM chỉ ra rằng: Có hai hạn chế lớn của các DN trên địa bàn hiện nay là khả năng hấp thụ vốn và năng lực quản lý. Trước hết, NH cũng là DN, trong khi các DN luôn than phiền về tình trạng khó hoặc không tiếp cận được vốn tín dụng NH, nhưng lại quên rằng, chính khả năng hấp thụ vốn của bản thân DN mới là tác nhân gây ra tình trạng này. Nhiều DN hiện nay không đủ khả năng hấp thụ vốn - do bị nợ xấu nên không thể vay thêm được; hoặc không nhìn thấy phương án kinh doanh có hiệu quả và thậm chí không còn thiết tha với việc vay vốn.  

Ông Trần Vĩnh Phúc, Giám đốc NHNN Chi nhánh Ðác Lắc khẳng định: Một số DN được NH "bơm" vốn hoặc cho vay LS thấp nhưng khó phát huy hiệu quả vì dự án đầu tư không tốt, hiệu quả không cao... Trong khi đó, họ không thật sự muốn tái cơ cấu, không tự mình cắt giảm hầu bao, nâng cao năng lực quản lý... mà chỉ muốn vay thêm bằng được vốn để "cố" duy trì hoạt động. Tình trạng này khiến DN càng vùng vẫy trong "ao bùn" khó khăn thì càng dễ bị "chìm". 

Theo khảo sát của Hiệp hội DN, có khoảng 60% DN trên địa bàn cho biết, họ rất khó tiếp cận vốn, mặc dù LS cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao so với khả năng sinh lợi của một số DN; những dịch vụ liên quan đến NH đang bị "lạm thu" nhiều loại phí không hợp lý, nhất là phí kiểm đếm. Thí dụ tại Gia Lai, qua khảo sát có 10,61% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; 66,07% DN công nhận công việc chỉ được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức; gần 46% DN phải trả hoa hồng để có được hợp đồng... Bên cạnh đó, một số CS của Nhà nước triển khai thực hiện chưa phù hợp với giai đoạn khó khăn của DN. Cụ thể như việc triển khai Nghị định 121/2010/NÐ-CP của Chính phủ về thu tiền thuê đất tăng quá cao so với trước đây, dẫn đến nhiều DN phải trả lại hoặc dừng thực hiện dự án. Những CS liên quan đến thuế, như thuế VAT đối với hàng tồn kho hay một số loại phí khác hiện nay chưa hợp lý đã làm tăng thêm chi phí SX, làm cho DN đã khó lại càng thêm khó khăn...

Tập trung tháo gỡ, triển khai gói hỗ trợ

Dự báo tình hình kinh tế sẽ tiếp tục ảm đạm, trong khi những vướng mắc, bất cập vẫn "đóng băng", chưa có giải pháp cụ thể, thiết thực..., nhất là gói giải pháp hỗ trợ chưa đến và chưa có hiệu ứng đối với DN trên địa bàn, các DN cũng như cơ quan chức năng cần phải làm gì?

Trước hết, NHTM cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của địa bàn; áp dụng các điều kiện cho vay linh hoạt hơn, LS phù hợp hơn. DN cần chủ động tìm kiếm các nguồn tín dụng ưu đãi từ nước ngoài; tập trung vốn cho lĩnh vực ngành nghề có năng lực cạnh tranh tốt để phát triển các mặt hàng có thế mạnh như cà-phê, hồ tiêu, cao-su...

Tổng Thư ký Hiệp hội DN tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn đề xuất: NHNN xem xét đơn giản tối đa các thủ tục vay theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4-5-2012; tăng cường triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; rà soát từng dự án để trình Thường trực HÐND tỉnh cho phép gia hạn thời gian nộp thuế sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất để khách hàng và DN có căn cứ thế chấp NH... Mặt khác, việc công khai, minh bạch hóa thủ tục hành chính liên quan tới DN là rất cần thiết. Về lâu dài, tỉnh cần tạo quỹ đất "sạch" để kêu gọi DN đầu tư, mở rộng SX. 

Ðồng thời, UBND các tỉnh và sở, ban, ngành cần tổ chức thường xuyên đối thoại cởi mở - hợp tác vững bền với các Hiệp hội ngành nghề, các DN để từng bước tháo gỡ; hỗ trợ cho các DN xúc tiến, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra, xem xét cho gia hạn các dự án thủy điện có tính khả thi hiện chậm tiến độ hoặc gặp khó khăn trong huy động vốn đầu tư, sản xuất... Các bộ, ngành T.Ư cần thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng khu vực; thực hiện các giải pháp hỗ trợ đồng bộ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực Tây Nguyên; có CS đầu tư bảo vệ rừng; cắt giảm tối đa các loại thuế, phí không phù hợp; tăng đối tượng DN được hưởng chế độ miễn, giảm thuế...

 Tại Hội nghị vừa được tổ chức tại Gia Lai, Phó Thống đốc NHNN Ðào Minh Tú nhìn nhận: Hiện nay, cả NH và DN cùng gặp khó, song hai bên cần phải đồng lòng trên hành trình "vượt sóng". Hệ thống NH cùng chia sẻ rủi ro với DN, nhưng các DN cần nâng cao năng lực quản lý điều hành; năng suất; thực hiện minh bạch hóa tài chính; chủ động điều chỉnh lại phương án, kế hoạch SX; tiết giảm chi phí...

Trước khó khăn hiện nay, một số DN đã, đang đứng trước một cuộc đào thải nghiệt ngã nhất và dự báo có nhiều DN gục ngã, phá sản. Song, "lửa thử vàng", khủng hoảng cũng có thể coi là một cơ hội để các DN tự cơ cấu lại, tự xoay xở vốn và làm nhiều cách khác để vượt khó tự hoàn thiện mình... Ðiều cốt lõi là Chính phủ, các bộ, ngành chức năng mạnh dạn tháo gỡ những rào cản CS. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai các thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan đến nội dung Nghị quyết 02 của Chính phủ để sớm đi vào cuộc sống.

* Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ II năm 2013 vừa diễn ra tại Gia Lai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Các địa phương trong khu vực cần tăng cường phối hợp, triển khai quy hoạch một cách hiệu quả, gắn kết các tiềm năng, lợi thế, tạo tiếng nói chung để thu hút đầu tư, phát triển. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; có chính sách thích hợp để khuyến khích ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển. Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi đặc thù phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để vùng Tây Nguyên thu hút các nguồn đầu tư, phát triển nhanh, bền vững. Nhất là việc thu hút đầu tư vào Tây Nguyên phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư đặc biệt phải gắn với việc bảo đảm an ninh-quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

* Chủ tịch UBND tỉnh Ðác Lắc Hoàng Trọng Hải:

Hằng năm, chỉ tính riêng đầu tư cho cây cà-phê, Ðác Lắc cần ít nhất từ 8 đến 10 nghìn tỷ đồng, về nhu cầu thu mua cần khoảng 18-20 nghìn tỷ đồng... Nếu các DN không có sự hỗ trợ tích cực về nguồn vốn của NH thì sẽ bị thua thiệt ngay trên "sân nhà" trước các DN nước ngoài.

    Theo Nhân dân

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ