A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

“Hộ chiếu” vào EU

08:07 | 29/04/2013

Trong bối cảnh VN và EU đang đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) chứng nhận chỉ dẫn địa lý (GI) vào thị trường Liên minh Châu Âu được coi là “hộ chiếu” cho các sản phẩm VN.

 

Nước mắm Phú Quốc đã trở thành sản phẩm đầu tiên từ VN được EU công nhận chỉ dẫn địa lý (GI)
 
Nước mắm Phú Quốc đã trở thành sản phẩm đầu tiên từ VN được EU công nhận chỉ dẫn địa lý (GI). Cà phê Buôn Ma Thuột cũng đang chuẩn bị những khâu cuối cùng để được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU).

Mở đường lớn

Sau những tranh chấp về chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” với DN Trung Quốc, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang xúc tiến những khâu cuối cùng để được công nhận GI. Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại VN, Franz Jessen khẳng định: “FTA khuyến khích các nhà sản xuất có chỉ dẫn địa lý của VN đăng ký để được bảo hộ trực tiếp các sản phẩm truyền thống của mình tại Liên minh Châu Âu thông qua Hiệp định. Điều này tạo thuận lợi cho việc quảng bá các sản phẩm đó tại thị thường quốc tế”.

Ngài Trưởng phái đoàn cũng cho rằng, nhìn chung các sản phẩm GI được bảo hộ có giá bán cao hơn so với các sản phẩm cùng loại không có GI. Thực tế cho thấy, các chương trình bảo hộ có tác động kinh tế - xã hội tích cực và quan trọng đối với nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn xa xôi, nơi phần lớn các sản phẩm này được sản xuất và chế biến. Điều này đúng cho cả EU lẫn VN. Để minh họa cho những thuận lợi này bằng các ví dụ cụ thể, các nhà sản xuất đại diện cho các sản phẩm GI Châu Âu như Champagne, Parmiggiano Reggiano và Arroz de Valencia đã giải thích về những lợi ích của các chương trình bảo hộ đối với sản phẩm của họ cả trong và ngoài EU.

Để tiến ra thế giới

Ông Silva Rodriguez thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Châu Âu cũng khẳng định : “Cả EU và VN đều có nền nông nghiệp với lịch sử lâu dài và di sản phong phú về tri thức truyền thống. Việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý và những đặc trưng của lãnh thổ của chúng ta có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội ở các vùng nông thôn”.

Các sản phẩm GI được bảo hộ có giá bán cao hơn so với các sản phẩm cùng loại.

Ông Đoàn Kim Ca - Tổng thư ký Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cũng cho biết, năm 2011, Hiệp hội đã đăng ký bảo hộ vào 15 quốc gia thuộc EU và một số nước ở Bắc Mỹ. Tuy vậy, hiện cà phê Buôn Ma Thuột mới chỉ được 4 quốc gia là Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg công nhận GI dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Việc xúc tiến công nhận GI vào EU cho cà phê Buôn Ma Thuột đang là nhu cầu cấp thiết, vì phần lớn sản phẩm đều xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt, sản phẩm dán nhãn GI có giá bán cao hơn nhiều.

Tuy vậy, do GI là hệ thống đăng ký mở, nên quá trình được công nhận khá phức tạp về kỹ thuật, liên quan tới những điều kiện sản xuất rất riêng biệt. “Điều quan trọng không phải là việc xin xác nhận thương hiệu thương mại của DN, mà là nỗ lực tập thể của các nhà sản xuất tại vùng đó. Họ phải chấp nhận tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện sản xuất”, ông Silva Rodrigguez, Cố vấn cấp cao của Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Hiệp hội cà phê ca cao Buôn Ma Thuột có hơn 400 hội viên, nhưng có đến 80% chưa áp dụng được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GI.

Nguyễn Văn

    Theo Diễn Đàn DN

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ