A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nỗi lo thịt ngoại

09:26 | 28/01/2015

Càng về cuối năm, nhu cầu thực phẩm càng tăng cao. Đây là lý do khiến cho lượng thịt nhập ngoại tràn vào thị trường nội địa ngày càng nhiều.

Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, trong năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu gần 90.000 tấn thịt các loại từ nước ngoài. Thực tế này đang khiến các sản phẩm chăn nuôi trong nước ngày càng lép vế. 
 
Kiểm tra chất lượng gia cầm trước khi đưa ra thị trường
Ảnh: TTXVN
 
Thịt ngoại lấn át thịt nội
 
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu chính ngạch hơn 2.350 tấn thịt các loại, trị giá 4,6 triệu USD, nhiều nhất vẫn từ Mỹ và EU. Theo cơ quan Thú y Vùng VI (nơi kiểm soát phần lớn thịt nhập khẩu về Việt Nam) thì năm 2014, cơ quan này đã kiểm dịch hơn 87.300 tấn sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu, tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm 2013. 
Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), thịt ngoại nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là trong dịp cuối năm. "Cụ thể, dù phải chịu thuế nhập khẩu nhưng nhiều loại thịt ngoại nhập đang có giá rẻ hơn thịt nội. Giá gà công nghiệp trong nước (nguyên con làm sẵn) đang ở mức 40.000 – 45.000 đồng/kg tại phía Nam, trong khi thịt gà nhập về chỉ 35.000 đồng/kg. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu chính ngạch hơn 2.350 tấn thịt các loại, trị giá 4,6 triệu USD, nhiều nhất vẫn từ Mỹ và EU. Theo cơ quan Thú y Vùng VI (nơi kiểm soát phần lớn thịt nhập khẩu về Việt Nam) thì trong 10 tháng qua, cơ quan này đã kiểm dịch hơn 87.300 tấn sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu, tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, thịt bò nhập khẩu từ Úc cũng đang chiếm tới 70-80% thị trường với giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với thịt bò Việt Nam. 
 
"Với ưu thế về chất lượng, giá cả, thịt ngoại đang dần lấn át thịt nội” – Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại  của Bộ Công thương nhận định. Điều này cũng đã được giới chuyên gia cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, với lợi thế về giá, các sản phẩm thịt bò, gà, lợn… nhập ngoại vẫn đang ồ ạt tràn vào thị trường trong nước. Người nông dân vốn đã rất khó khăn nay lại càng khó khăn  hơn.
 
Bà Nguyễn Thị Hợi, một chủ trang trại gà ở Bình Phước cho biết, giá gà nhập ngoại chỉ có khoảng 20.000 đồng/kg thì người chăn nuôi chúng tôi không thể cạnh tranh nổi. Hiện giá gà công nghiệp trong nước đã giảm sâu (chỉ ở mức 35-40.000 đồng/kg) nhưng cũng không thể vượt qua được giá gà nhập ngoại, vì nếu giảm nữa bà con nông dân sẽ lỗ nặng. 
 
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã triển khai chương trình liên kết sản xuất theo chuỗi cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Theo ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội, đã kêu gọi các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tập hợp lại và thành lập HTX sản xuất và chế biến Đồng Hiệp để tổ chức sản xuất quy mô lớn, từ đó giảm chi phí giá thành nhằm có mức giá cạnh tranh. Thông qua HTX, Hiệp hội đã cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y... cho bà con với giá gốc, sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá thành ít nhất 15%.
 
Theo ý kiến của một số chuyên gia, đây chính là cách làm hay mà các địa phương khác cần học tập và nhân rộng nếu không muốn thua ngay trên sân nhà. 
 
 
Thịt đông lạnh được bày bán ở nhiều siêu thị
 
Không để thua trên sân nhà
 
Lý do khiến giá thịt ngoại rẻ hơn giá các sản phẩm thịt trong nước được nhiều chuyên gia lý giải do các sản phẩm như đùi gà, cánh gà, chân gà hay tim, phín, lưỡi bò… là phụ phẩm ở nước ngoài, nhưng lại là những sản phẩm "đặc sản” đối với người dân Việt Nam. 
 
Thịt ngoại ồ ạt lấn sân thịt nội đang khiến ngành chăn nuôi lâm vào thế bị o ép và nguy cơ mất sân nhà cũng đang dần hiện hữu. Nhất là khi cánh cửa hội nhập đang ngày càng rộng mở, Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác, với nhiều dòng thuế được đưa về 0%.
 
Để ngành chăn nuôi có thể đứng vững khi TPP được ký kết, giới chuyên gia khuyến cáo, phải đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp - trang trại và yếu tố đặc biệt quan trọng, là phải hạ được giá thành. Muốn làm được điều này, việc đầu tiên là phải chủ động được khâu thức ăn chăn nuôi, giảm dần tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thức ăn "ngoại”. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định để giúp ngành chăn nuôi ổn định sản xuất vẫn được giới chuyên gia nhiều lần nhắc tới, đó là cần phải nỗ lực trong việc liên kết sản xuất theo chuỗi, kết nối giữa DN và nhà nông tạo thành một sợi dây gắn kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ… Như vậy sẽ giúp cả DN và người nông dân kiểm soát được chất lượng sản phẩm cũng như giảm giá thành.
 
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc các loại thịt ngoại nhập khẩu ngày càng nhiều vào nước ta chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, do chất lượng thịt ngoại có sức cạnh tranh, được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, ông Trọng cũng khuyến cáo, bà con nông dân cũng không nên quá lo lắng, bởi phần đông người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý thích ăn đồ tươi hơn các sản phẩm đông lạnh, do đó các sản phẩm nội địa vẫn có sức hút đối với người tiêu dùng trong nước.
 
Nhật Minh

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ