'Chẩn bệnh' ngành hồ tiêu: Hậu quả khôn lường
15:40 | 22/10/2015
Năm 2015, tính đến thời điểm này, cả nước mới chỉ có khoảng 7.000 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, so với năm 2014 là khoảng 12.000 ha. Đây là cố gắng lớn của các nhà khoa học, nhà quản lý và người trồng tiêu.
Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm vườn tiêu bị bệnh ở xã Ia Roòng (huyện Chư Pưh, Gia Lai)
Tuy nhiên,dịch bệnh vẫn là mối lo thường trực của các nhà vườn, và còn rất nhiều mối lo khác nữa xung quanh việc "vỡ" diện tích hồ tiêu.
Lo nhất dịch bệnh
Trước sự bùng phát diện tích hồ tiêu một cách khó kiểm soát thì hệ lụy lớn nhất và trước mắt mà người trồng tiêu phải gánh chịu, đó là dịch bệnh diễn ra trên các vườn tiêu.
Tại vựa tiêu huyện Chư Pưh (Gia Lai), chúng tôi đến thăm vườn tiêu 4 sào (800 trụ) của nông dân Rơ Lan Ke (dân tộc J'rai ở thôn Be Tel, xã Ia Roòng). Vườn tiêu của ông có 150 trụ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm. Ông cho biết: Khi phát hiện vườn tiêu bị bệnh, ông báo lên xã, xã báo lên huyện. Huyện cử đoàn kiểm tra xuống vườn nhà ông và nhiều vườn tiêu khác trong vùng. Nguyên nhân được xác định là do vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm và bệnh tuyến trùng rễ.
"Gia đình tôi bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của từ hơn mười năm nay, mới chỉ thu hoạch được ba vụ mà cây tiêu đã bị chết, xót quá!". Ông Rơ Lan Ke ngậm ngùi bên vườn tiêu xơ xác của mình.
Không riêng gì vườn tiêu của gia đình ông Rơ Lan Ke, mà rất nhiều vườn hồ tiêu khác trong vùng đều có hiện tượng tương tự: Vàng lá, thối rễ, khô thân và cuối cùng là chết hẳn. Mới hôm nào còn là niềm hy vọng lớn của những chủ vườn hồ tiêu nơi đây, bây giờ vườn tiêu chỉ còn trơ lại trụ khô, trên đó là dây tiêu gầy guộc, héo úa hoặc đã chết hẳn...
Nông dân K'sor Rai - một chủ vườn tiêu có thâm niên ở thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), nói: "Khi vườn tiêu đã bị bệnh thì xác định là không thể cứu chữa. Nếu cố dùng thuốc một cách thiếu hiểu biết thì vừa tốn tiền, vừa ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của vườn cây, đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến đất, đến nguồn nước xung quanh... Chúng tôi mong muốn các nhà khoa học sớm nghiên cứu tìm ra loại thuốc chữa được bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu".
Một nguyên nhân rất quan trọng được xác định vườn tiêu bị bệnh, đó là khâu chọn giống trong quá trình trồng mới. Nông dân tự phát mở rộng diện tích trồng tiêu, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương không thể kiểm soát nổi, do vậy không có sự hướng dẫn kịp thời trong quá trình tuyển chọn giống. Nông dân tự tuyển chọn giống một cách thiếu hiểu biết, vô tình đã ươm mầm bệnh cho chính vườn cây của mình.
... Và những hậu quả khác
Trước thực trạng dịch bệnh đang lây lan trên các vườn tiêu, có không ít nông dân lo lắng, nóng vội mua thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi, không nhãn mác nhằm cứu vườn cây. Tuy nhiên kết quả vẫn là "tiền mất tật mang".
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, cho biết: Với cây hồ tiêu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ "4 đúng" (gồm đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách). Tuy nhiên phần đông nông dân mới chỉ áp dụng được 2-3 "đúng", đây là mối nguy hại lớn cho vườn cây.
Trong chuyến công tác gần đây đến các địa phương trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên, Bộ trưởng Cao Đức Phát, lưu ý: "Cần rà soát lại quy hoạch cho cây hồ tiêu của từng địa phương để có hướng dẫn kịp thời, có sự kiềm chế hiệu quả. Địa phương cần tổ chức thực hiện nghiêm việc quản lý phân bón, giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm". |
Nguồn: nongnghiep.vn
CÁC TIN KHÁC
- Phòng chống bệnh hại hồ tiêu (05/11/2015)
- Phân bón Phú Mỹ giúp người trồng cà phê tăng thu nhập (31/10/2015)
- Trồng đu đủ ruột vàng (27/10/2015)
- Bệnh hại chính trên ớt (26/10/2015)
- Trồng thiên lý lãi trăm triệu cả năm (26/10/2015)
- 'Chẩn bệnh' ngành hồ tiêu: Diện tích tăng phi mã (22/10/2015)
- Tuyên dương nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015: Nâng tầm nông dân Việt. (16/10/2015)
- Đẩy mạnh tái canh cà phê. (14/10/2015)
- Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng (13/10/2015)
- Bệnh giả sương mai hại bí xanh. (08/10/2015)
- Tưới tiết kiệm cho cà phê (08/10/2015)

Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...
- Dư vị... cà phê miễn phí
- "Cú hích" mạnh mẽ cho ngành hàng cà phê
- Lặng thầm góp sức giữ phố phường sạch đẹp mùa lễ hội
- Ấn tượng từ một phiên chợ
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019

Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Vợ tố cáo chồng bạo hành gia đình
- Quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột
- Công an lý giải việc không khởi tố vụ thiếu niên chạy xe phân khối lớn tông chết thai phụ
- Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít
- TP. Buôn Ma Thuột: Phát hiện, xử lý gần 200 trường hợp thanh, thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện
- Chồng rủ vợ đi lừa đảo rồi cùng nhau vào tù
- Thượng tá Huỳnh Thanh Bình được điều động giữ chức Trưởng Công an thành phố Buôn Ma Thuột
- Bí ẩn lai lịch của bé trai 4 tuổi bị bỏ rơi
- Bất ngờ với rau quả Trung Quốc
- Những mô hình xen canh hiệu quả ở Ea Tir
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN