A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Krông Ana: Cần có bước đột phá

15:34 | 27/11/2017

Là một huyện thuần nông, có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nhưng huyện Krông Ana vẫn còn gặp nhiều khó khăn để hiện thực hóa tiềm năng của mình.

Theo rà soát của UBND huyện Krông Ana, toàn huyện hiện có gần 5.000 ha đất có thể phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Trong đó, 791,2 ha tại các xã, thị trấn: Buôn Trấp, Băng Ađrênh và Ea Na (nguồn gốc đất trước đây thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê - Ca cao Krông Ana, đã giao về cho địa phương quản lý); 4.200 ha đất trồng lúa tại thị trấn Buôn Trấp và các xã: Dur Kmăl, Bình Hòa, Dray Sáp, Quảng Điền (đất do UBND huyện quản lý, phù hợp với quy hoạch), phù hợp trồng các loại cây như tiêu, cà phê, lúa… Nếu được chuyên môn hóa thêm một bước nữa, xã Dray Sáp còn có thể trở thành khu vực sản xuất rau sạch; xã Dur Kmăl sản xuất rau, củ, quả; 2 xã Bình Hòa và Quảng Điền sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm; thị trấn Buôn Trấp hoàn toàn có thể trở thành nơi sản xuất rau sạch, nấm, chăn nuôi heo, sản xuất cà phê sạch… Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 165 ha đất thuộc xã Dur Kmăl đáp ứng tiêu chuẩn phát triển khu nông - công nghiệp tập trung và chăn nuôi đại gia súc.

Ông Dương Ngọc Ánh (bìa trái) phải chuyển từ rau sạch sang trồng hoa để bảo đảm cuộc sống.    Ảnh: G. Nam

Ông Dương Ngọc Ánh (bìa trái) phải chuyển từ rau sạch sang trồng hoa để bảo đảm cuộc sống. 

Tiềm năng là vậy, nhưng đến nay trên địa bàn huyện chưa có mô hình nào được xem là sản xuất nông nghiệp CNC mà mới chỉ dừng lại ở mức “có ứng dụng CNC”. Chẳng hạn, hầu hết nông dân trên địa bàn huyện đang đưa các giống mới như TS1, TR4, TR7… có năng suất cao để cải tạo, tái canh cà phê; có 5 trại nuôi heo, với tổng đàn trên 6 nghìn con/lứa đang áp dụng công nghệ của Thái Lan; trồng khoai lang vàng Nhật Bản có sử dụng các loại máy móc như máy làm đất, lên luống, máy đào củ…, giảm đáng kể việc sử dụng nhân công lao động; trồng dưa hấu có sử dụng bạt để giảm mức độ thoát hơi nước, tăng năng suất, chất lượng dưa. Và mô hình được xem là “gần” với CNC nhất là sản xuất rau sạch nhà lưới, hữu cơ của ông Dương Ngọc Ánh (thôn 2, xã Quảng Điền), có sản phẩm làm ra chủ yếu bán tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng quy mô rất nhỏ (0,1 ha) nên không thực sự phát huy hiệu quả.

Mô hình trồng nấm của HTX nấm linh chi và Dịch vụ nông nghiệp Krông Ana.

Mô hình trồng nấm của HTX nấm linh chi và Dịch vụ nông nghiệp Krông Ana.

 
“Phòng Nông nghiệp huyện đã nhiều lần kêu gọi thành công các doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm, nhưng bà con nông dân không dám mạnh dạn thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn doanh nghiệp đưa ra do chưa thấy được hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình điểm để tăng hiệu quả tuyên truyền là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay” 
 
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Krông Ana Lê Thị Hằng

Theo Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Krông Ana Lê Thị Hằng, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC cần có sự đầu tư đồng bộ, bài bản. Trong đó, điều quan trọng trước mắt là cần có những mô hình chuẩn, ở từng lĩnh vực, đủ lớn để tạo sức lan tỏa. Điều này có thể làm được khi mà trên địa bàn có sẵn những mô hình mà nếu được xúc tác thêm sẽ tạo ra những mô hình chuẩn. Chẳng hạn, toàn huyện hiện có 9 hợp tác xã, với diện tích canh tác 4.987 ha, nhưng mỗi hợp tác xã chỉ làm được 4-5 khâu dịch vụ do thiếu vốn hoạt động, khó tạo ra được sản phẩm hàng hóa lớn để thích ứng với thị trường. Hoặc cả huyện có 45 trang trại với diện tích 332,3 ha, có khả năng sản xuất nông, thủy sản hàng hóa quy mô lớn, tập trung, chuyên môn hóa; chủ trang trại có kiến thức, kinh nghiệm điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhưng khó tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngay như mô hình trồng rau nhà lưới, hữu cơ của ông Dương Ngọc Ánh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trên một đơn vị diện tích, nhưng do thiếu sự hỗ trợ từ nhiều phía nên vẫn đang loay hoay với việc mở rộng diện tích và xác định cây trồng chủ lực để phát triển lâu dài. Ông Ánh chia sẻ, ông có khả năng, kinh nghiệm và nhất là tâm huyết để đầu tư, mở rộng diện tích theo hướng nông nghiệp CNC, nhưng vẫn không dám mạnh dạn thực hiện do thiếu sự hỗ trợ về đầu ra. Điều này cũng là nỗi lo của trên 15.000 hộ nông dân (chiếm 82,59% tổng số hộ toàn huyện) tham gia sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các nông hộ đang phải canh tác trong điều kiện tiếp cận nguồn lực hạn chế, đối mặt với nhiều rủi ro, đời sống bấp bênh do thiếu thể chế tổ chức trong sản xuất và hợp tác yếu giữa các đối tác.

Rõ ràng, tiềm năng để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Krông Ana là rất lớn, nhưng còn thiếu bước đột phá để mở đường cho lộ trình lâu dài.

Giang Nam

 

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ