A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Dùng phế phẩm nông nghiệp làm phân - Lợi ích nhiều mặt

14:10 | 02/12/2021

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng được xem là hướng sản xuất bền vững. Cách làm này giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường, giảm chi phí sản xuất, sản phẩm an toàn.

Sau khi xay mẻ cà phê đầu vụ, anh Trần Văn Phú, ở thôn 8, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã xúc toàn bộ vỏ cà phê đổ ra một bãi đất trống. Anh trộn đều vỏ cà phê với phân bò, vôi, chế phẩm sinh học. Sau đó, anh tưới nước, phủ bạt ủ cho đến tầm tháng 7 - 8 sang năm để bón cho vườn cà phê.

Đây là cách mà anh Phú làm phân hữu cơ từ nhiều năm qua. Theo anh Phú, bình quân mỗi gốc cà phê, anh bón từ 7 - 9 kg phân hữu cơ từ vỏ cà phê. Trước đây, mỗi cây cà phê anh thường bón 3 kg phân hóa học chia thành 3 đợt.

Thế nhưng, từ khi biết cách tạo phân hữu cơ, anh đã giảm được 1 đợt bón phân hóa học. Với cách làm này, 5 ha cà phê, mỗi năm anh ước tính tiết kiệm chi phí sản xuất từ 15-20 triệu đồng.

Cũng theo anh Phú, phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất rất tốt, giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Trong bối cảnh giá phân hóa học liên tục tăng cao như hiện nay, việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ sẽ giúp nông dân giảm bớt áp lực về chi phí đầu tư.

Gia đình anh Phú tận dụng vỏ cà phê ủ làm phân hữu cơ

Tương tự, anh Vũ Duy Nghĩa, ở thôn Đắk Hoa, xã Tân Thành (Krông Nô) lại tận dụng vỏ quả ca cao sau khi thu hoạch để ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Vỏ ca cao tươi sau khi tách hạt được anh rải thành từng lớp, rồi trộn đều với phân chuồng, chế phẩm sinh học và phủ bạt cho đến khi hoai mục.

Theo tính toán của anh Nghĩa, bình quân 1 ha ca cao anh thu được lượng vỏ để tạo thành khoảng 3 tấn phân hữu cơ. Lượng phân này giúp anh giảm được khoảng 40% chi phí đầu tư cho cây trồng.

Lượng vỏ ca cao sau khi thu hoạch và tách hạt rất lớn, nên việc xử lý bằng cách ủ thành phân được xem là giải pháp hiệu quả, bền vững. Vỏ ca cao được xử lý cũng giúp giải quyết được vấn đề rác thải, bảo vệ môi trường.

"Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tùy từng vùng, từng loại cây trồng mà có nhiều phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây ngô, thân cây đậu, đậu phộng… Mọi người nên tận dụng các phế phẩm này để xử lý thành phân bón cho cây trồng, sẽ rất hiệu quả", anh Nghĩa chia sẻ.

Theo ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô, tận dụng phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp đang là giải pháp hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.

Lượng phế phẩm có nguy cơ trở thành rác thải, nếu không được tận dụng làm phân bón. Sử dụng phân hữu cơ cũng từng bước giúp bà con nông dân thay đổi cách thức sản xuất theo hướng an toàn sinh học, quy trình nông nghiệp tốt.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT cho biết, những năm qua, ngành Nông nghiệp đã tăng cường khuyến khích người dân sử dụng các loại phân hữu cơ để chăm sóc cây trồng. Ngành Nông nghiệp đã tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật về cách sản xuất phân bón hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân.

Hằng năm, trên địa bàn tỉnh có hàng triệu tấn phế phẩm nông nghiệp các loại. Nếu tận dụng được lượng phế phẩm này, bà con nông dân sẽ giảm được một lượng lớn chi phí đầu tư. Sản xuất nông nghiệp cũng sẽ từng bước thân thiện với môi trường hơn, sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn hữu cơ.

Bài, ảnh: Đức Hùng

Bài viết gốc: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/dung-phe-pham-nong-nghiep-lam-phan-loi-ich-nhieu-mat-90384.html

    nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ