A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tăng cường xử lý xe chở hàng cồng kềnh

08:23 | 07/03/2017

Những ngày cuối năm 2016, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông chết người do phương tiện xe thô sơ chở hàng cồng kềnh gây ra, qua đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của loại ph

Sau khi sự việc xảy ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp tỉnh và chính quyền cấp huyện, xã thực hiện nghiêm việc quản lý phương tiện thô sơ, phương tiện cơ giới 3 bánh theo Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 4-2-2008 của Chính phủ; đồng thời khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm siết chặt quản lý hoạt động vận tải của xe thô sơ, xe gắn máy, mô tô 2-3 bánh và các loại phương tiện tương tự tại địa phương.

Xe ba gác chở hàng cồng kềnh vi phạm Luật Giao thông đường bộ trên đường Lê Thánh Tông (TP. BuônMa Thuột).

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do loại phương tiện này gây ra, nhưng trên nhiều tuyến đường vẫn có tình trạng những chiếc xe tự chế, xe mô tô kéo theo thùng chở hàng hóa cồng kềnh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho người đi đường, đặc biệt là trên những tuyến đường có lượng phương tiện tham gia giao thông lớn như: TP. Buôn Ma Thuột và trung tâm các huyện, thị xã. Anh Lê Minh Thắng - một người dân sinh sống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột bức xúc: “Là người thường xuyên tham gia giao thông trên một số tuyến đường tôi bắt gặp rất nhiều trường hợp xe chở sắt thép, tôn, vật liệu xây dựng hay hàng hóa cồng kềnh, trông rất nguy hiểm. Nhiều hôm chở con đi học về, nhất là vào lúc chập choạng tối, đi sau những xe chở tôn, chở sắt dài ngoằng cứ nơm nớp lo sợ vì chỉ cần sơ suất là có thể lãnh hậu quả lớn!”. 

 

“Thời gian qua, Phòng CSGT đã kiên quyết xử lý các hành vi  vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên tình trạng các phương tiện chở hàng cồng kềnh đã giảm đáng kể, tuy nhiên, các chủ phương tiện lại hoạt động vào thời gian lực lượng chức năng nghỉ hoặc tìm cách trốn tránh. Để xử lý triệt để tình trạng này không thể ngày một ngày hai mà cần có giải pháp căn cơ lâu dài…” - 

 
 
Trung tá Huỳnh Thanh Bình,Phó trưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Trung tá Huỳnh Thanh Bình, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết: Hiện nay, việc quản lý và xử lý loại phương tiện này gặp nhiều khó khăn do người điều khiển phương tiện đa phần là dân lao động nghèo. Trong quá trình phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, lực lượng chức năng chủ yếu là nhắc nhở, đồng thời tuyên truyền, giải thích những nguy hiểm của việc chở hàng hóa cồng kềnh. Tuy nhiên, vì “miếng cơm manh áo” nên nhiều người vẫn vi phạm bất chấp nguy hiểm rình rập cho chính mình và người tham gia giao thông.

Theo lý giải của một số chủ xe, do chi phí khi vận chuyển bằng xe tự chế ít tốn kém hơn nhiều lần so với việc thuê xe chuyên dụng chở hàng nên một số hộ kinh doanh và người dân vẫn thờ ơ với luật. Hơn nữa, do địa bàn thành phố và trung tâm các huyện, thị xã có nhiều ngõ hẻm, khúc cua, các phương tiện chuyên dụng chở hàng rất khó lưu thông. Theo thống kê của Phòng CSGT, Công an tỉnh, từ tháng 11-2016 đến nay, lực lượng chức năng toàn tỉnh đã phát hiện và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 399 trường hợp xe máy kéo vi phạm Luật Giao thông đường bộ, thu nộp Kho bạc Nhà nước hơn 683 triệu đồng; 8 trường hợp xe lôi 3 bánh chở hàng cồng kềnh, nộp phạt gần 3 triệu đồng... Đây chỉ là những trường hợp cán bộ, chiến sĩ Phòng CSGT trực tiếp phát hiện và xử lý trong các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát. Một số thường lợi dụng khung giờ lực lượng chức năng không làm nhiệm vụ như buổi trưa, chiều tối để chở hàng nên rất khó để xử lý. Hơn nữa, đa số phương tiện này rất ít đăng ký, đăng kiểm nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý phương tiện…

Thiết nghĩ, chỉ có sự nỗ lực của các cơ quan chức năng thôi chưa đủ, người dân cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự ATGT để bảo vệ tính mạng của chính mình và người khác, trả lại sự bình yên cho những tuyến đường, sự an tâm cho người tham gia giao thông.     

Thế Hùng

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ