A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Sự chăm sóc của người cha giúp trẻ phát triển thông minh hơn

08:20 | 15/06/2018

Ngày 14/6 Cục Quản lý tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH;) cho biết đến nay, có 28 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện.

Tuy nhiên, mới chỉ có 6 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng với số người được cai nghiện là 1.834 người nghiện ma túy.

Công tác dạy nghề sau cai nghiện còn nhiều bất cập.

Theo báo cáo của Bộ Công an, cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó trên 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội; 13,5% người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, 19% người đang trong tại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 

Tình hỉnh sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) tiếp tục gia tăng ở các địa phương, ước tỉnh tỷ lệ sử dụng ATS chiếm khoảng 60-70% trong số người nghiện. Ở các tỉnh miển Trung và miền Nam tỷ lệ sử dụng ATS lên đến 70-85% trong tổng số người nghiện.

Đáng chú ý theo nghiên cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh cho thấy 40% người nghiện heroin có sử dụng ATS và số này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9,7 lần số không sử dụng ATS. Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe tâm thần, loạn thần ở người sử dụng ATS chủ yếu là hoang tưởng chiếm tỷ lệ 68,2%, ảo giác 72,7%, trầm cảm chiếm 23,8% và 15% trầm cảm trong thời gian 3 năm sau khi sử dụng ATS. 

Đánh giá về công tác cai nghiện 6 tháng đầu năm, Cục trưởng Cục Chống tệ nạn xã hội Nguyễn Xuân Lập cho biết, hiện tổng số người đang được điều trị cai nghiện tại các cơ sở là 34.620 học viên, trong đó cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án là 23.510 học viên; Cai nghiện tự nguyện tại cơ sở công lập là 5.840 học viên; Quản lý sau cai tại cơ sở cai nghiện là 412 học viên.

Trong 6 tháng tổng số người được tiếp nhận, tư vấn, điều trị, cai nghiện tại các cơ sở là 6.438 học viên. Cùng với đó thực hiện chuyển đổi các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26-12-2014 của Chính phủ, các địa phương đã sắp xếp, quy hoạch, chuyển đổi cơ sở cai nghiện bắt buộc thành cơ sở điều trị tự nguyện, cơ sở đa chức năng.

Kết quả, năm 2014 (khi chưa có Nghị quyết 98/NQ-CP) cả nước có tổng số 145 cơ sở cai nghiện ma túy (trong đó 123 cơ sở công lập và 22 cơ sở dân lập).

Đến tháng 6 năm 2018, cả nước còn 120 cơ sở cai nghiện (trong đó 105 cơ sở cai nghiện công lập và 15 cơ sở cai nghiện dân lập), giảm 25 cơ sở (trong đó18 cơ sở công lập chuyển đổi sang thực hiện chức năng khác, 7 cơ sở cai nghiện dân lập ngừng hoạt động). 

Đối với công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng, ông Lập cho biết, hiện công tác này đang gặp rất nhiều khó khăn, số người được cai nghiện giảm dần, nguyên nhân cơ bản do người nghiện và gia đình người nghiện ma túy không tự khai báo và đăng ký cai nghiện, không hợp tác để tổ chức cai…

Bên cạnh đó nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí cho cai nghiện tại cộng đồng để tổ chức các điểm tư vấn, điều trị cắt cơn. Các cơ sở cai nghiện bắt buộc được xây dựng đã nhiều năm, nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo để phù hợp với yêu cầu chuyển đổi.

“Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự thống nhất về quan điểm đối với người nghiện ma túy; có quan điểm cần phải đưa hết vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trong khi Đề án đổi mới công tác cai nghiện đã được Thủ tướng phê duyệt là hướng tới chủ yếu cai nghiện tự nguyện và tại cộng đồng” – ông Lập cho biết. 

Thực tế phản ánh của nhiều địa phương cho biết, ngay khi Nghị định 94/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định về cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn lại gặp không ít khó khăn như: Không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ cho người thực hiện công tác cai nghiện cộng đồng không có, thuốc hỗ trợ cho người nghiện không đủ liều tấn công cắt cơn và phương pháp hỗ trợ tâm lý cho người sau cai nghiện tại xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt, hầu hết ở các địa phương thực hiện cai nghiện tại cộng đồng không có cơ sở dạy nghề để tổ chức truyền nghề, đào tạo việc làm, phục hồi và quản lý sau cai nghiện. Chính vì vậy mà trên 90% đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đều tái nghiện.     

Khanh Lê

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ