A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chống trả, gây thương tích cho kẻ ngáo đá, có bị tội không?

14:04 | 25/07/2018

Đó là câu hỏi mà nhiều bạn đọc đặt ra khi ngày càng nhiều kẻ ngáo đá truy sát, đâm chết hoặc gây thương tích cho người khác

Ma túy đá xuất hiện ngày càng nhiều, từ thành thị đến nông thôn đều bị ngáo đá đe dọa. Như mới đây, đêm 14-7, một người đàn ông tại huyện Dương Minh Châu đến khuyên đối tượng ngáo đá đâm và làm 3 người bị thương ra đầu thú liền bị kẻ này đâm gây thủng cuống tim và tử vong ngay sau đó. Còn tại Bạc Liêu, Thạch Sà Khêl (35 tuổi) đã dùng cây gỗ truy sát 11 người, làm một cụ bà 81 tuổi chết và 10 người bị thương. Trước đó, 1 đối tượng ngáo đá ở Nha Trang sau khi thua độ bóng đá đã về nhà đâm chết  vợ; một người làm (chị Y Nhiêu, Gia Lai) bị người chủ lên cơn ngáo đá hành hạ dã man đến nỗi tàn tạ, đau đớn về tinh thần .…

Quá nhiều những vụ án đau lòng mà nguyên nhân đều là do những kẻ sử dụng ma túy đá gây ra. Những tổn thương mà các vụ việc này gây ra quá lớn. Ngăn chặn việc sử dụng ma túy đá không phải là chuyện trong một sớm một chiều. Thế nên việc có thể phải đối diện với nguy cơ bị một kẻ ngáo đá tấn công là chuyện có thể xảy ra. Vậy chúng ta phải bảo vệ mình ra sao? Nếu phản kháng lại mà gây thương tích hoặc làm chết kẻ ngáo đá đang truy sát hàng chục người thì có bị pháp luật xử lý không? Bạn Hải Ngọc thắc mắc: Người này ngáo đá, cầm dao và gậy truy sát mọi người. Nếu tôi là người bị hắn tấn công, tôi sẽ dùng hung khí giết hắn để giữ mạng sống cho tôi. Trường hợp hắn bị giết chết thì tôi bị tội gì?". Liệu có phải là "bị quy tội ngộ sát" như độc giả Phạm Mậu  nhận định hay như bạn Hieu phân tích "giết người do vượt quá hành vi tự vệ".

Phân tích về những vấn đề trên, Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết khi bị kẻ ngáo đá tấn công, trong mọi trường hợp, chúng ta cần gọi người khác cứu giúp. Bởi vì, người bị ngáo đá lúc đó tinh thần không còn làm chủ được mình và những hành vi của họ rất nguy hiểm, họ không sợ bất cứ điều gì từ pháp luật đến những người xung quanh có thể gây bất lợi cho họ.

Nếu không có người hỗ trợ, chúng ta phải bình tĩnh để tự bảo vệ mình. Pháp luật có quy định mọi hành vi chống trả của một người nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân, bảo vệ lợi ích nhà nước, cơ quan và tổ chức đều phải tuân thủ quy định của pháp luật. Nghĩa là phải tương xứng với hành vi của người gây ra. Nếu chống trả vượt quá hành vi tự vệ và tùy theo mục đích gây hại, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay vi phạm hành chính.

"Trong trường hợp chị Y Nhiêu ở Gia Lai bị chủ ngáo đá hành hạ, cần phải xác định hành vi gây ra cho người bị hại có dấu hiệu của loại tội phạm nào. Thông tin trên báo đài cho thấy có thể người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Mặc dù trong lúc thực hiện hành vi gây thương tích cho bị hại, bà chủ ấy có hành vi sử dụng ma túy và có biểu hiện ngáo đá vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như kết quả giám định tỉ lệ thương tật đủ cấu thành tội cố ý gây thương tích. Mặc khác, bà chủ này có hành vi gây thương tích cho bị hại Y Nhiêu nhiều lần, làm cho bị hại đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần"- Luật sư Trạch phân tích.

Chi Hương- Phạm Dũng

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ