A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Gỡ vướng chính sách, đẩy mạnh giao thương Việt Nam- Campuchia

11:38 | 19/06/2013

Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong quá trình làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa thương mại giữa Việt Nam và Campuchia, tại đơn vị có phát sinh một số vướng mắc về CSPL của Việt Nam và Campuchia tại các văn kiện giữa Chính phủ hai nước

Cụ thể, theo nội dung liên quan quy định tại Nghị định thư và Hiệp định vận tải đường bộ đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia ngày 10-10-2005, tất cả những xe (trừ xe cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn, xe cứu trợ nhân đạo) khi tham gia vận tải qua biên giới vào lãnh thổ của bên ký kết phải có Giấy phép liên vận của nước mình cấp.

Tuy nhiên, hiện nay phương tiện vận tải đường bộ của cá nhân, tổ chức thuộc tỉnh Mondulkiri – Campuchia qua cửa khẩu Buprăng - Cục Hải quan Đắk Lắk đều không có Giấy phép liên vận theo quy định tại Hiệp định, Nghị định thư. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện cho biết phía chính quyền tỉnh Mondulkiri – Campuchia chưa thực hiện cấp Giấy phép liên vận theo Hiệp định.

Do đó, cơ quan hải quan đã giải quyết cho các phương tiện này chỉ được đi lại trong khu vực cửa khẩu, không được vào sâu trong nội địa Việt Nam. Theo Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, vấn đề này gây khó khăn cho cư dân vùng biên giới qua lại các tỉnh giáp biên giới để trao đổi, thăm thân, mua bán hàng hóa phục vụ sinh hoạt.

Về phương tiện vận tải Việt Nam xuất cảnh qua Campuchia, theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, phương tiện vận tải phi thương mại được cấp phép không bao gồm xe cá nhân, doanh nghiệp xuất cảnh qua Campuchia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay số lượng xe cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Campuchia qua lại các cửa khẩu đường bộ Việt Nam – Campuchia phát sinh khá nhiều do nhu cầu qua lại biên giới để giao dịch, chuyên chở nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị… phục vụ các dự án đầu tư trong lãnh thổ Campuchia. Quy định hiện hành về việc không cấp phép cho các đối tượng này xuất cảnh qua Campuchia đã gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có dự án tại Campuchia.

Trước thực tế đó, Cục Hải quan Đắk Lắk đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, kiến nghi cơ quan chức năng phía bạn Campuchia sớm tổ chức cấp Giấy phép liên vận cho phương tiện vận tải Campuchia khi có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam theo Hiệp định vận tải đã ký kết giữa hai nước. Đồng thời, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm có quy định cấp giấy phép tạm xuất – tái nhập qua biên giới đường bộ cho phương tiện vận tải phi thương mại của các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Campuchia.

    Theo Báo Hải quan

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ