A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nguy cơ bùng phát bệnh lao trở lại

09:15 | 28/10/2015

Chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2014. Sau một năm thực hiện chiến lược, ...

... đến nay, theo TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, Chủ nhiệm chương trình, bệnh lao đang được đẩy lùi. Tuy nhiên…

Ảnh minh họa.

Hiện có đến 100% dân số trên toàn quốc được thụ hưởng từ Chiến lược và có đến 97,5% số bệnh nhân lao các thể được phát hiện, vượt so với kế hoạch 6 tháng đầu năm 2015. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân AFB (+) đạt 90,6%, vượt mức yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Mạng lưới chỉ đạo phòng chống lao đa kháng thuốc đã và đang được bao phủ hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. 

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên nghiên cứu áp dụng thăm dò với phác đồ điều trị có thuốc chống lao mới (Bedaquiline) và phác đồ điểu trị lao kháng thuốc ngắn hạn. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này đang ngày một phát triển.

Nguồn kinh phí hỗ trợ quốc tế chiếm 2/3 tổng kinh phí hàng năm thực hiện Chương trình chống lao. Riêng quỹ toàn cầu cam kết hỗ trợ giai đoạn 2015-2017 với dự kiến tồng cộng 42 triệu đô la Mỹ trong điều kiện phía Việt Nam phải cung cấp vốn đối ứng ít nhất 20%.

Ngoài ra Chương trình đang tiếp nhận được khoản viện trợ khẩn cấp 1,5 năm thuốc (tương đương trị giá 150 tỷ đồng Việt Nam). Đây cũng là khoản viện trợ có điều kiện nhằm tăng cường cam kết cùng đầu tư trong nước.

Đến nay, mặc dù chúng ta đã đạt Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm một nửa số mắc và tử vong do lao vào năm 2015 nhưng, theo ông Nhung, gánh nặng bệnh lao còn rất nặng. Hiện còn khoảng 24% trong số 130.000 người mắc lao mới hàng năm chưa được phát hiện. 

Vậy nhưng, ngày 22/9 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 6733/BKHĐT-TCTT gửi đến các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về các nội dung, nhiệm vụ của 14 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 được lồng ghép vào các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 mà theo đó, gạt các dự án phòng chống lao ra ngoài chương trình.

Từ TP HCM, TS.BS Nguyễn Hữu Lân tức tốc có văn bản gửi BV Phổi Trung ương - Dự án phòng chống lao quốc gia “than”: Nếu không thuộc các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia thì hệ thống mạng lưới phòng chống lao đang có hiệu quả bấy lâu nay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc đầu tư kinh phí tại điạ phương và Trung ương cũng như huy động nguồn lực quốc tế theo đó sẽ bị cắt giảm. Nguồn nhân lực y tế cho công tác phòng chống lao vì thế chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông liên tưởng đến “hội chứng 171 và 172” vào những năm đầu 1990-2000, tổ chức lại mạng lưới y tế cơ sở theo hướng chia tách điều trị và y tế dự phòng làm tan dã luôn hệ thống này. Công tác phòng chống lao hồi ấy vì thế theo đó cũng “tan” luôn.

Không chỉ riêng đơn vị chuyên khoa lao đầu ngành của TP HCM lên tiếng như vậy mà từ khắp các tỉnh, thành khác, những người làm chương trình phòng chống lao cũng có những phản ứng rất đáng lo ngại.

Theo TS Nguyễn Viết Nhung, những lo ngại của họ không phải là không có cơ sở. Nếu không được tham gia vào các dự án của chương trình quốc gia nói trên, mạng lưới chống lao nhất định sẽ bị suy yếu, đặc biệt là ở các địa phương và vì vậy sẽ không thể có gì bảo đảm thành công cho mục tiêu của chiến lược đặt ra.

Ông nhấn mạnh về tính mất khả thi của những cam kết vừa qua của Việt Nam trong việc thực hiện các khoản viện trợ quốc tế tại các cuộc họp cấp cao WHA, RCM và nhiều diễn đàn khác. Ngay các khoản hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu cũng sẽ nhanh chóng bị cắt giảm vì đây là khoản viện trợ có điều kiện như đề cập ở trên mà hợp đồng khung với họ vừa mới được chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký trong sự ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ. 

Bệnh lao sẽ bùng phát trở lại và ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Câu hỏi thật khó để có thể trả lời. Với cương vị là một trong những người chịu trách nhiệm cao trong lĩnh vực này, TS Nguyễn Viết Nhung vừa ký văn bản đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị tiếp tục đề xuất đưa Dự án Phòng chống lao vào trong Chương trình mục tiêu y tế giai đoạn 2016-2020, lòng ghép Dự án Hen/COPD với Dự án Phòng chống lao vì cùng một mạng lưới thực hiện như kiến nghị của các địa phương.

Ngoài ra, ông đề xuất Chính phủ triển khai một Đề án Triển khai các giải pháp can thiệp tích cực và tổng thể hướng tới kết thúc bệnh lao giai đoạn 2016-2020. Đề án này, theo ông, tập trung vào nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ và tiếp cận mới, bổ sung tính ưu tiên cho công tác phòng chống lao.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Y tế có công văn khẩn chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục đề xuất triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống lao tại các địa phương giai đoạn nói trên để tránh hậu quả do công văn số 6733/BKHĐT-TCTT đem lại.    

Trần Ngọc Kha

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ