A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chống còi xương thế nào?

13:53 | 30/03/2017

Khi mới sinh trẻ có tới 300 xương. Khi lớn lên một số xương hợp nhất lại nên chỉ còn tất cả 206 xương. Chứa nhiều nhất là ở bàn tay (27 xương) và bàn chân (26 xương)...

Mỗi người trưởng thành có 12 cặp xương sườn. Chiếc xương duy nhất không kết nói với xương khác là xương móng (hình móng ngựa, nằm giữa cằm và sụn tuyến giáp).

Khi mới sinh trẻ có tới 300 xương (Ảnh minh họa)

Xương sọ gồm 22 mảnh hợp lại một cách vững chãi. Xương tay khá linh hoạt giúp cho cử động hàng ngày. Xương chi dưới gồm 31 xương kể cả các xương bàn chân. Xương sống gồm 30 đốt xương dài tới 60 - 70cm…

Xương cấu tạo chủ yếu bởi chất canxi phosphate. Về cấu tạo thì xương có phần xương đặc, phần xương xốp, phần màng xương, phần ống tuỷ và phần mạch máu. Tuỷ đỏ là một trong những cơ quan tạo máu.

Xương phát triển theo độ tuổi và dẫn đến sự thay đổi của chiều dài than. Bình thường chiều dài của trẻ sơ sinh là 50cm, lúc 3 tháng tuổi: 60cm, 6 - 8 tháng tuổi: 86 - 92cm, 9 - 12 tháng tuổi: 70 - 75cm, 2 tuổi: 80 - 85cm, 3 tuổi: 86 - 92cm, 5 tuổi: 105 - 111cm, 6 tuổi: 110 - 117cm, 7 tuổi: 112 - 124cm, 8 tuổi: 122 - 130cm, 9 tuổi: 127 - 135cm, 10 tuổi: 131 - 140cm, 11 tuổi: 137 - 144cm, 12 tuổi:140 - 152cm, 13 tuổi: 149 - 155cm, 14 tuổi: 153 - 162cm, 15 tuổi: 155 - 167cm, 16 tuổi: 156 - 173cm, 18 tuổi: 156 - 174cm, 19 tuổi: 162 - 174cm, 20 tuổi: 162 - 174cm.

Chiều cao khác nhau phụ thuộc vào tính di truyền, chế độ dinh dưỡng và điều kiện luyện tấp thể thao, thể dục. Dưới 22 tuổi nên tập thể thao và cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cũng không nên lao động và tập luyện quá sức.

Bệnh còi xương thường gặp nhất ở trẻ 6 - 18 tháng tuổi. Đó là một hội chứng rối loạn quá trình khoáng hoá tổ chức tiền xương của cơ thể đang trong giai đoạn tăng trưởng. Còi xương có thể do thiếu vitamin D trong chế độ ăn hoặc kém hấp thụ vitamin D (do bệnh gan mật, suy tuỷ, thiếu tiếp xúc với ánh nắng). Còi xương cũng có thể do rối loạn chuyển hoá vitamin D tiên phát hoặc thứ phát.

Còi xương thường biểu hiện ở việc phình to đầu xương, biến dạng chi dưới, gãy xương tự nhiên. Còi xương thường biểu hiện ở xương sọ (mềm sọ, biến dạng, các đường khớp và thóp chậm liền).

Còi xương còn biểu hiện ở xương lồng ngực (làm thành ngực gà hoặc ngực lõm lòng thuyền), ở cột sống (vẹo sống) và ở xương chậu (biến dạng dẫn đến đẻ khó khi trưởng thành). Trẻ còi xương chậm mọc răng, men răng xấu và hay sâu răng. Hiện tượng giảm trương lực cơ thường dẫn đến bụng to và thoát vị rốn, lồng ngực biến dạng.

Để phòng bệnh còi xương cần nuôi con bằng sữa mẹ. Với các bà mẹ mang thai và cho con bú cần được bổ sung thêm 500 - 1.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày và cần khuyến khích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trẻ bú mẹ nên được bổ sung thêm 200 - 400 đơn vị vitamin D hàng ngày. Trẻ đẻ non cần được bổ sung thêm 500 - 1.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày và cần bổ sung thêm cả canxi và phospho…

Trẻ còi xương vì những nguyên nhân khác nhau cần được điều trị theo các chỉ định bởi các bác sĩ nhi khoa.

GS. NGUYỄN LÂN DŨNG

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ