A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Rượu bia và những con số

15:33 | 14/11/2018

Có những con số đáng suy ngẫm đằng sau câu chuyện rượu và bia. Một thống kê cho thấy, Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc về nước có lượng tiêu thụ bia,...

... đang thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia, thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.

Một bài toán không tương xứng được đặt ra; đó là nếu như phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỷ đồng chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP, ước chừng khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017. Và năm 2017, theo thống kê cho thấy, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD.

Một sự thật nhãn tiền, không phải chỉ là ước tính, không chỉ nằm ở những con số; những thiệt hại, mà tác hại của nó cũng là “đầu vào” của những vi phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn chỉ ra, thống kê hàng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia. Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia. Phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%. Hay nói cách khác phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 đang gấp 2,5 lần các vi phạm phạm pháp hình sự, là những “ma men” trong những vi phạm. 

Là nguồn cơn của vi phạm, nhưng chi tiêu cho rượu, bia lại đang chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi tiêu của hộ nghèo và là nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tăng thêm.

Theo thống kê của WHO, phí tổn kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3% đến 3,3% GDP của mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp thường nhiều hơn gấp 2 lần so với chi phí trực tiếp. Số liệu từ Đức là nước tiêu thụ rượu, bia đứng thứ 9 trên toàn cầu cho thấy, thiệt hại do rượu, bia gây ra hằng năm khoảng 20 tỷ Euro, trong khi doanh thu từ sản xuất rượu, bia là 17 tỷ Euro và số nộp ngân sách là 3,5 tỷ Euro.

Điều đó cho thấy số thu được từ sản xuất rượu, bia vào ngân sách chỉ bằng 1/6 so với số thiệt hại gây ra cho xã hội. Vì thế phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu các tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và các hệ lụy xã hội khác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia là vấn đề cần được đặt ra trong bối cảnh hiện nay. 

Do đó, trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia được Chính phủ trình ra xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có các quy định về hành vi bị nghiêm cấm; kiểm soát điều kiện kinh doanh, bảo đảm chất lượng, an toàn; đối tượng, địa điểm, phương thức không được bán rượu, bia; kiểm soát quảng cáo.

Đặc biệt Dự luật đã luật hóa quy định “công chức không được sử dụng rượu, bia trong ngày làm việc”, bởi “việc sử dụng rượu, bia không chỉ tác động đến bản thân người đó mà còn có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến người khác và cộng đồng, chất lượng lao động và nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước”.

Nhưng làm sao để Luật mang lại tính khả thi là vấn đề cần có những giải pháp và “cái nhìn” chân thực của toàn xã hội trong một bài toán cung - cầu. Bởi vấn đề này không phải đến nay mới được đặt ra. Năm 2016, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trong đó có việc nghiêm cấm uống rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa. Và thực tế, khó có thể giảm cung khi nhu cầu quá lớn, nó đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế vì giảm sản lượng sản xuất thì lại nảy sinh các cơ sở nấu rượu lậu, hay thậm chí được thẩm lậu từ nước ngoài vào thông qua con đường buôn lậu thì bài toán cung-cầu sẽ bị phá vỡ.

Mà nói như lời ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ), nếu so sánh bài toán giữa đóng góp của ngành rượu, bia vào ngân sách với những tổn hại do nó gây ra đối với cá nhân, gia đình và xã hội là không thể bù đắp được. Đồng thời, cũng cần có nguồn kinh phí ổn định, bền vững cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia vì hiện nay, mỗi năm, kinh phí chi cho công tác này chỉ khoảng 200 triệu đồng là quá ít.

Do đó cần xem xét, bổ sung cả nội dung về biện pháp giảm nhu cầu tiêu thụ rượu, bia vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Bởi “cung” và “cầu” có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu chỉ điều chỉnh một vế sẽ không đảm bảo hiệu quả và không thể kiểm soát được tình hình tiêu thụ rượu, bia như mong muốn. 

Còn nhớ năm 2011,tại bữa cơm trưa trong Hội nghị toàn quốc về công tác đảm bảo an toàn giao thông với sự tham gia của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, lúc bấy giờ trên cương vị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu bữa cơm “không sử dụng rượu, bia”. Để giảm thiểu tác hại từ rượu bia gây ra, ngoài việc nhận thức của xã hội về vấn đề “cầu”, thì rất cần một sự nêu gương của người đứng đầu. Khi lãnh đạo nói không với rượu-bia trong giờ làm việc và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, liệu cấp dưới có dám uống?    

Hoài Vũ

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ