A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Dịch sởi tăng nhanh, đối phó thế nào?

09:00 | 02/03/2019

Đến nay đã có 44/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn.

Đáng lưu ý, có đến 98,7% mắc sởi có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không nhớ rõ việc tiêm vắc xin.  

Chưa tiêm phòng rất dễ mắc

Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính cho biết, dịch sởi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên sẽ lan truyền rất nhanh và tỉ lệ tấn công của bệnh dịch này là 100%. Những ai chưa có miễn dịch sởi mà phơi nhiễm với bệnh nhân mắc sởi thì kiểu gì cũng mắc bệnh. Càng những nơi tụ tập đông người thì càng có nguy cơ bùng phát dịch sởi mạnh.

Thực hiện tiêm phòng cho trẻ

Ông Kính cũng cho biết thêm ở nước ta, năm 2014, bùng phát ổ dịch rất lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Từ tháng 6/2018, dịch sởi bùng phát rất mạnh ở khu vực Mỹ La Tinh, khu vực châu Phi. Nó là 1 trong 10 sự kiện bệnh dịch bùng phát năm 2018 được WHO ghi nhận cùng sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh tả lợn châu Phi.

“Sau đó dịch sởi vẫn xuất hiện rải rác trong các năm vẫn có dịch sởi, nhưng nó bùng phát ở diện hẹp. Riêng năm nay, bùng phát ở diện rộng. Ghi nhận cho đến bây giờ, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, 44 tỉnh thành ghi nhận đã có ca mắc sởi. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nếu trong cả năm 2018 chỉ ghi nhận 86 trường hơp mắc sởi, thì trong những ngày đầu năm 2019 đã có gần 200 ca mắc sởi cả người lớn và trẻ em. Những bệnh nhân đến chủ yếu là Hà Nội, sau đó là các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam Hòa Bình, Vĩnh Yên. Hiện bệnh viện đang điều trị hơn 30 trường hợp mắc sởi cả người lớn, trẻ em. Số bệnh nhi mắc sởi, chỉ ca nặng, chúng tôi mới cho nhập viện. Trung bình 3-5 trường hợp/ngày", ông Kính nói.

Theo Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, dịch sởi lan tràn nhanh trên diện rộng, cơ địa trẻ nhỏ, dưới 9 tháng tuổi, miễn dịch sởi kém, nguy cơ biến chứng lớn, nhiều nhất là viêm phổi, viêm thanh quản, phù nề, khó thở, tắc thở. Biến chứng thường gặp khác, đó là các bà mẹ kiêng nước, kiêng gió, không vệ sinh cho con dẫn tới thối xương hàm mà chúng ta gọi là cam tẩu mã. Hoặc biến chứng viêm kết mạc, hoặc mù. Do vậy, trong phác đồ điều trị phải bổ sung vitamin A cho những trẻ mắc sởi để dự phòng viêm loét giác mạc. Biến chứng khác do sởi là trẻ bị tiêu chảy. Nếu không cấp cứu kịp thời thì bị trụy mạch, huyết áp… Một trong những biến chúng cực kỳ nguy hiểm khác của sởi đó là dẫn đến não viêm sau sởi. Bệnh nhân lơ mơ, hôn mê, co giật. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ viêm não sau sởi.

Đáng ngại là sai lầm lớn nhất của các bà mẹ khi có con mắc sởi hiện nay theo ông Kính đó là đưa con đến bệnh viện muộn. Khi đó, trẻ đã xuất hiện các biến chứng như tiêu chảy, khó thở. Một số trường hợp còn không chịu mang con đến viện mà tự chữa trị, kiêng nước, kiêng gió, thậm chí là kiêng kỹ quá dẫn đến hậu quả con bị cam tẩu mã, mắt bị viêm giác mạc,… rất nguy hiểm. Khi các mẹ đưa con đến bệnh viện muộn quá, nguy cơ biến chứng xuất hiện, nguy hiểm đến tính mạng.  

Người lớn không tiêm vắc xin, trẻ em gánh hậu quả

Ông Kính cho rằng, vắc xin là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh rất tốt trên phạm vi toàn cầu. Từ ngày có vắc xin, ngành y tế, bác sỹ rất hạnh phúc vì không còn chứng kiến nhiều ca tử vong do dịch bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu người dân không tiêm vắc xin, dịch bệnh sẽ bùng phát. Khi bùng phát, một mặt gây tác động đến sức khỏe con người, tỉ lệ tử vong lớn hơn rất nhiều so với biến chứng do vắc xin gây ra.

“Cả thế giới khuyến cáo phải tiêm vắc xin. Vì nếu không tiêm vắc xin, không tạo được miễn dịch cho mọi người. Ở nước ta, 1 trẻ nằm viện thì có ít nhất 2 người đi cùng chăm sóc. Khi đó, phải nghỉ việc cơ quan để chăm sóc, giảm thu nhập, thậm chí, người chăm sóc, nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh cũng sẽ bị mắc bệnh. Lúc đó, sẽ lần lượt nằm viện, gây ra gánh nặng về mặt kinh tế”, ông Kính nhấn mạnh.

Do đó, biện pháp quan trọng nhất hiện nay đối với cộng đồng đó chính là vận động mọi người đưa các cháu bé đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi đặc biệt là các phụ nữ có ý định mang thai nên tiêm phòng vắc xin sởi, rubella, quai bị dự phòng 3 trong 1”, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo.

Khuyến cáo của Bộ Y tế

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

3. Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.

4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

5. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.

HUYỀN ANH(Kiến thức gia đình số 9)

 

 

 
 

    nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ