A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Không dễ dãi với thực phẩm chức năng

09:25 | 16/04/2019

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, các trang fanpage, tài khoản trên Facebook,… liên tục xuất hiện các quảng cáo giả mạo các bệnh viện (BV) có uy tín để bán thực phẩm chức năng.

Tình trạng này không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn có nguy cơ gây ra những rủi ro đáng tiếc cho người sử dụng.

Các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ,… không chỉ được quảng cáo tràn lan trên mạng mà còn giả mạo các BV có uy tín.

Ngập tràn thông tin giả

BV Trung ương Quân đội 108 vừa có thông báo trong thời gian gần đây, BV nhận được một số phản hồi về việc có một số tổ chức, cá nhân đã dùng thương hiệu của bệnh viện để quảng cáo cho các cơ sở khám bệnh và sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm của mình.

Cụ thể, trên nhiều trang Fanpage, tài khoản Facebook, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng những từ khoá “Bác sĩ Viện 108”, “Viện 108”,… để quảng cáo và thu hút bệnh nhân. Đây là một hình thức giả mạo có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến uy tín của BV Trung ương Quân đội 108.

Chính vì vậy, BV Trung ương Quân đội 108 khẳng định: BV là đơn vị khám, điều trị cho quân và nhân dân cả nước, chỉ có sơ sở khám và điều trị duy nhất trong khuôn viên bệnh viện, tại địa chỉ số 1A và 1B đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội. Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh ghi “Viện 108” ngoài khuôn viên BV ở Hà Nội và các tỉnh thành khác đều là các cơ sở giả mạo.

Cùng với đó, BV cũng chưa triển khai kiểm nghiệm các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Vì vậy, thông tin quảng cáo của các nhà sản xuất, các các nhân quảng cáo dược phẩm điều trị bệnh, hay mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp (làm đẹp da, thẩm mỹ nhũ hoa, thuốc trị nám,...) được kiểm nghiệm tại BV Trung ương Quân đội 108 đều là những thông tin không chính xác. 

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên tình trạng giả mạo thương hiệu các BV có uy tín xuất hiện. Trước đó, đã xảy ra tình trạng giả mạo trang Fanpage của BV Nhi Đồng 1 để kêu gọi từ thiện; giả mạo bác sĩ để lừa đảo chữa vô sinh, hiếm muộn…

Tăng cường kiểm soát, quản lý

Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ,… không chỉ được quảng cáo tràn lan trên các trang mạng mà còn giả mạo các BV có uy tín để thông qua đó bán sản phẩm nhằm trục lợi từ người tiêu dùng. 

Trước thực trạng nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được quảng cáo rộng rãi khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng, PGS. TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, về nguyên tắc, đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trước khi lưu thông ra thị trường đều phải được thẩm định về mặt an toàn và công dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, sai phạm mà nhiều cơ sở mắc phải nhất nhằm đánh lừa người tiêu dùng đó là việc quảng cáo trái phép.

Cụ thể, bên cạnh các hình thức vi phạm như bán hàng/quảng cáo khi chưa được cấp phép truyền thông đã xuất hiện tình trạng quảng cáo, bán hàng online nhiều mặt hàng liên quan đến sức khoẻ nhưng không công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cho hay, hiện nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật. Chưa kể, có sản phẩm quảng cáo bên trên ghi là dược sĩ, bác sĩ tư vấn nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra nhiều dược sĩ, bác sĩ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ là sinh viên mới ra trường, chưa nhận bằng tốt nghiệp đại học đóng giả là bác sĩ, dược sĩ để thực hiện tư vấn.

Đặc biệt, có tình trạng nhiều doanh nghiệp khi bị cơ quan quản lý mời lên làm việc không thừa nhận sản phẩm của mình quảng cáo trên các website đó. Hay có doanh nghiệp công bố thực phẩm dạng bột nhưng lại sản xuất dạng viện hoặc ghi công dụng hoàn toàn khác với công bố; nhiều sản phẩm đã bị rút giấy phép đăng ký nhưng doanh nghiệp vẫn lén lút sản xuất.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nước ta có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế của các cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp không đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng.

Trước tình hình đó, từ ngày 1/7/2019, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nếu không đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) sẽ không được tiếp tục sản xuất. Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không khác gì GMP đối với sản xuất thuốc. Đây được coi là công cụ để ngăn chặn thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ kém chất lượng lọt ra thị trường.    

Xuân Thuỷ

    nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ