A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tiêm vắc xin - biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất

09:13 | 15/06/2019

Thời gian gần đây, không ít phụ huynh vì lo sợ phản ứng của vắc xin và theo trào lưu “anti vắc xin” (tẩy chay vắc xin) đã không cho con tiêm vắc xin. Điều này khiến nhiều trẻ bị tước đi bước miễn dịch chủ động và mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nhất

Thực tế vừa qua, số lượng bệnh nhi mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên liên tục tăng cao. Chỉ tính từ đầu năm tới nay, đã có hơn 400 bệnh nhi mắc sởi nhập viện điều trị, và hiện có hơn 30 bệnh nhi đang nằm điều trị nội trú. Điều đáng nói, trong số các bệnh nhi mắc bệnh, có những trường hợp mắc sởi do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Như chị T.T.V (trú phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) có con hơn 2 tuổi, dù nhận được thông báo của trạm y tế nhắc nhở đưa con đi tiêm phòng sởi nhưng do ảnh hưởng từ những bài viết trên mạng xã hội, lo sợ con gặp phản ứng sau khi tiêm nên chị V. nhất định không đưa bé đi tiêm phòng. Sau đó, con chị có biểu hiện sốt, nổi phát ban toàn thân, chị đưa con đi khám thì các bác sĩ xác định cháu mắc sởi.

Để phòng bệnh sởi, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc xin phòng sởi: mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội, rất nhiều phụ huynh truyền nhau không nên cho con tiêm vắc xin vì sau tiêm trẻ hay bị sốt, lại bị phản ứng sốt cao, co giật, thậm chí tử vong vì vắc xin. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ còn nhận thức sai lầm rằng tiêm quá nhiều vắc xin con sẽ còi cọc, không lớn được nên nhất định bài trừ vắc xin, nhất là vắc xin phòng sởi.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên), “anti vắc xin” là hành động cực kỳ nguy hiểm, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với trẻ em. Hậu quả của việc không cho con tiêm vắc xin là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng. “Chúng ta cần nhấn mạnh rằng đối với các bệnh truyền nhiễm như sởi, chỉ có tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Nếu không được tiêm vắc xin, trẻ có thể mắc bệnh và trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong”, bác sĩ Minh khuyến cáo.

Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khẳng định: “Cho đến hiện tại, vắc xin được xem là thành tựu lớn nhất của ngành Y tế trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. Việc tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất, rẻ nhất, an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe của người dân đối với những loại bệnh có trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc những bệnh có vắc xin dự phòng”.

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay công tác tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo 3 yêu cầu: nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, nâng cao chất lượng tiêm chủng, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Trước khi đưa vào sử dụng, tất cả các loại vắc xin đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt về tính an toàn và hiệu lực. Song, cũng giống như thuốc chữa bệnh, vắc xin dù có tốt đến đâu cũng không thể bảo đảm an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi tiêm vắc xin tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể để tạo miễn dịch chủ động và mỗi cơ thể sẽ có sự phản ứng tiếp nhận khác nhau. Thông thường hầu hết các trường hợp tiêm vắc xin đều có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong vòng 24 giờ.

Bên cạnh đó cũng có một số rất ít trường hợp có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí sốc phản vệ. Nhiều trường hợp cùng tiêm một lô vắc xin hay cùng một lọ vắc xin lại có trẻ phản ứng rất nghiêm trọng trong khi các trẻ khác hoàn toàn bình thường, đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người, hoàn toàn không phải do chất lượng vắc xin.

Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ cho từng cá nhân và cả cộng đồng, bởi hiện nay vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất cao của các dịch bệnh truyền nhiễm.

Phương Nhiên

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ