A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bệnh viện nói gì vụ bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu vẫn cho về nhà?

07:03 | 03/09/2019

Nhiều ý kiến cho rằng mặc dù xác định bệnh nhân bị bệnh bạch hầu nhưng bệnh viện vẫn cho về nhà, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Những ngày qua, thông tin về vụ việc 1 cháu bé tử vong và 3 người dương tính với bệnh bạch hầu thu hút sự quan tâm của dư luận ở tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng mặc dù đã xác định bệnh nhi mắc bệnh bạch hầu nhưng Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vẫn cho về làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.

Bệnh viện nói gì vụ bệnh nhân bị bạch hầu vẫn cho về nhà? - Ảnh 1.

Ngành y tế Đắk Lắk cắm bảng khu vực cách ly do bệnh bạch hầu

Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, bệnh nhân H’Si Yan (SN 2013, ngụ buôn H’Ring, xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) khởi phát bệnh vào ngày 22-8, đã điều trị tại phòng khám tư nhân nhưng không đỡ. Đến 10 giờ ngày 29-8, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Đa khoa huyện Cư M’gar và được chuyển lên bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trưa cùng ngày với chẩn đoán viêm họng giả mạc, chưa loại trừ bạch hầu. Đến khoảng 23 giờ 30 phút cùng ngày, bệnh nhân lên cơn khó thở, rút lõm lồng ngực, kích thích, đồng tử 2 bên giãn, phản xạ ánh sáng kém, chẩn đoán bạch hầu thanh quản, suy hô hấp độ 4. "Lúc 1 giờ 40 phút ngày 30-8, người nhà xin về và tử vong trên đường về" – báo cáo nêu rõ.

Trả lời câu hỏi mặc dù chẩn đoán bệnh bạch hầu nhưng vì sao lại cho cháu H’Si Yan về nhà, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên lại cho rằng bệnh nhân tử vong tử vong trước khi bệnh viện cho về. "Bệnh nhân tử vong nên buộc phải cho về nhà lo hậu sự. Bệnh viện cũng đã hướng dẫn gia đình không được đến gần và chôn cất theo quy định" - vị lãnh đạo này nói.

Đối với 11 người đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, vị lãnh đạo này cho biết có 3 người dương tính với bệnh bạch hầu và đang chờ kết quả xét nghiệm tiếp theo. "11 người đều là người đồng bào dân tộc Xê Đăng, họ cứ đòi về nhưng bệnh viện phải năn nỉ ở lại. Những người này không có gì ăn nên bệnh viện phải nuôi, cho ăn uống tại chỗ" – vị này nói thêm.

Bệnh viện nói gì vụ bệnh nhân bị bạch hầu vẫn cho về nhà? - Ảnh 2.

Gia đình lo hậu sự cho bệnh nhân

Theo tìm hiểu của phóng viên, bạch hầu thuộc nhóm B trong luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Bạch hầu là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, ổ dịch xuất phát từ buôn H’Ring - nơi người đồng bào dân tộc Xê Đăng sinh sống, xưa giờ người dân ở đây không thực hiện việc tiêm chủng. Chính quyền địa phương và ngành y tế đã cắm bảng cảnh báo ổ dịch, hạn chế người đi vào để bao vây ổ dịch. Đồng thời, động viên những người có uy tín trong buôn đề nghị tuyên truyền cho người dân hiểu để uống thuốc phòng bệnh và tiêm chủng đầy đủ. Ngành y tế cũng đã nhập gấp 10.000 cơ số thuốc để phát cho người dân uống phòng chống dịch.

Cao Nguyên

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ