A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ứng phó với dịch bệnh sau mưa lũ

08:55 | 17/10/2020

Đợt mưa lũ lớn xảy ra ở các tỉnh thành miền Trung để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh những thiệt hại về người và của, nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ cũng là điều cần đặc biệt cảnh giác.

Đợt mưa lũ lớn xảy ra ở các tỉnh thành miền Trung để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh những thiệt hại về người và của, nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ cũng là điều cần đặc biệt cảnh giác.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,… Đồng thời, thời tiết giao mùa hè - thu, đầu thu với nền nhiệt thất thường, độ ẩm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà- Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, thực tế bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện vào bất kỳ một thời điểm nào, một mùa nào đó trong năm. Nhưng thời điểm mà bệnh đau mắt đỏ xuất hiện nhiều nhất thường là khi giao mùa, nhất là khi có mưa lũ xảy ra.

Điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước không được đảm bảo, nếu như người dân sử dụng phải các nguồn bị ô nhiễm sẽ dẫn tới bị bệnh viêm kết mạc cấp tính.

Một nhóm bệnh nguy hiểm nữa được Bộ Y tế cảnh báo - bệnh đường ruột hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy. Đứng hàng đầu trong bệnh tiêu chảy là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng chiếm vị trí hàng đầu vẫn là vi khuẩn tả (Vibrio cholera).

Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống ).

Bên cạnh đó, PGS. TS Bùi Khắc Hậu- nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp- Đại học Y Hà Nội cho biết, trong và sau mưa, lũ, lụt, nguồn nước ngoài bị nhiễm vi khuẩn, virut thì chúng cũng bị ô nhiễm ký sinh trùng một cách đáng kể, trong đó nhiễm ký sinh trùng amíp (gây bệnh lỵ amíp), các loại giun sán đóng vai trò khá quan trọng trong việc gây bệnh cho con người.

Mặt khác, bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.

Trong và sau mưa, lũ, lụt, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau: Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Để đảm bảo nguồn nước sạch sau lũ, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) hướng dẫn có thể sử dụng phèn chua làm trong nước, với liều lượng 1g phèn chua cho 20 lít nước. Không có phèn chua, có thể dùng vải sạch lọc nước và khử trùng nước bằng hóa chất.

Hiện đã có loại hóa chất dạng viên, liều lượng 1 viên Cloramin B 0,25g cho vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ sau 30 phút có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được; 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ sau 30 phút là có thể sử dụng được.

ĐỨC TRÂN

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/ung-pho-voi-dich-benh-sau-mua-lu-520699.html

 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ