A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cẩn trọng với thực phẩm 'nhà làm'

13:27 | 16/01/2023

Thực phẩm online, “nhà làm” đang dần trở thành xu thế. Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm, những thực phẩm này cũng ẩn chứa không ít nguy cơ, đặc biệt là mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một cơ sở chế biến mứt “nhà làm”.

Chỉ cần gõ cụm từ “thực phẩm online” trên trang tìm kiếm, chỉ 0,41 giây sau, chúng ta nhận được 115 triệu kết quả. Trên mạng xã hội hay các shop online, vô vàn các sản phẩm chế biến sẵn, từ thức ăn bình dân tới thực phẩm cao cấp, từ đặc sản vùng núi tới hải sản… được chào bán với hình ảnh bắt mắt, quảng cáo hấp dẫn thu hút số đông khách hàng quan tâm, tương tác.

Chị Nguyễn Thanh H. (34 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Việc mua đồ ăn tự làm trên mạng đã giúp tôi được giải phóng khỏi tình cảnh chiều tối đi làm về lại lao ngay vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà không ảnh hưởng quá nhiều đến dinh dưỡng hay chất lượng bữa ăn. Thực ra rất nhiều nơi bán đồ ăn do họ tự làm, khẩu vị cũng không khác gì bữa cơm mình nấu”.

Thị trường thực phẩm online, trong đó có thực phẩm nhà làm càng nhộn nhịp hơn khi Tết đang tới gần. Thời điểm này, trên các “chợ online” rao bán hàng loạt các món ăn nhà làm phục vụ khách hàng trong dịp Tết như khô gà lá chanh, thịt heo khô cháy tỏi, bò khô, chả cá, lạp xường, xúc xích, củ kiệu, bánh tét, bánh chưng... Bên cạnh đó, các loại bánh, mứt nhà làm cũng đắt hàng. Nhiều người chọn mua bánh, mứt làm thủ công vì không quá ngọt, có hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu. Không ít người dân khi được hỏi cho biết, họ chọn mua những mặt hàng này với hình thức online một phần nguyên nhân là do yêu thích hương vị truyền thống.

Ưu điểm không hề ít, thế nhưng thực phẩm online, thực phẩm nhà làm cũng ẩn chứa không ít nguy cơ. Chị Vũ Dung H. (55 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Cuối năm bận rộn nên tôi vào Facebook của một người khá nổi tiếng trên mạng kinh doanh để sắm Tết. Tuy nhiên sản phẩm nhận được khiến mình phát hoảng, đồ khô thì bị mốc, có mùi hôi, trong đó còn có lẫn tóc... Liên lạc với người bán, họ nói cũng lấy hàng từ người khác nên không biết chất lượng ra sao”.

Chị Đặng Thị T., (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đã từng “vỡ mộng” khi nhận hoa quả mua trên mạng. Tôi đặt mua quả bơ sáp, trên hình ảnh quả bơ tươi ngon, da căng bóng. Nhưng khi nhận, quả bơ héo, da nhăn. Gọi cho chủ hàng thì nhận được lời hứa sẽ “bù” trong lần mua sau. Nhưng tôi không bao giờ dám mua của trang đó nữa”.

Dễ nhận thấy, nếu như mua hàng tại các chợ dân sinh, siêu thị, người nội trợ có thể nhìn tận mắt và lựa chọn thực phẩm thì khi mua thực phẩm online, hầu hết người nội trợ đều lựa chọn thực phẩm dựa trên hình ảnh được chụp và đưa lên mạng theo cảm tính. Do đó, nhiều người “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận sản phẩm không ưng ý. Đáng nói hơn khi hầu hết các sản phẩm đưa lên mạng đặc biệt là thực phẩm nhà làm đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hầu hết các cơ sở bán thực phẩm nhà làm đều kinh doanh không có giấy phép, các sản phẩm chế biến không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Chất lượng sản phẩm chỉ được chủ cửa hàng cam đoan bằng miệng, khó kiểm chứng. Mọi câu từ quảng cáo đều được cân nhắc để hút khách bằng giá cả, ưu đãi... Người bán chỉ để lại thông tin sản phẩm, số điện thoại đặt hàng và nhận giao hàng đến khách.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân cần lựa chọn những nhà cung cấp thực phẩm đáng tin cậy. Đối với đơn đặt hàng số lượng lớn, cần phải xem xét nhà cung cấp có thể xử lý đơn hàng được đầy đủ không. Đối với việc lựa chọn thực phẩm, người dân nên cố gắng đặt những thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Với các loại thực phẩm sống, cần phải tìm hiểu và hỏi kỹ nhà cung cấp thực phẩm về cách vận chuyển và quy trình để đảm bảo thực phẩm được bảo quản lạnh dưới 40 độ C hoặc thấp hơn. Đối với các món nóng nên giữ ở nhiệt độ 60 độ C trở lên trong quá trình vận chuyển. Sắp xếp đồ ăn được giao vào thời gian thích hợp để khách có thể dùng đồ ngay ngay sau khi nhận thực phẩm.

Việc bảo quản kéo dài ở nhiệt độ phòng có thể làm tăng nguy cơ phát triển của các loại vi khuẩn, do vậy không nên để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Các món ăn nguội nên giữa ở nhiệt độ 40 độ C trở xuống... Ngoài ra nên lưu ý đến điều kiện vệ sinh của dụng cụ sử dụng thực phẩm. Các đồ dùng không sử dụng như bát đĩa, dao, thìa nên được cất trong hộp sạch, nên sử dụng các dụng cụ riêng biệt để phân loại thực phẩm khác nhau tránh lâu nhiễm chéo.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế,) hầu hết các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm Tết đều chế biến tự phát. Do đó, nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, phụ gia, phương tiện chế biến, bảo quản không được kiểm soát; bao bì sử dụng có thể được mua trôi nổi trên thị trường là loại giấy, nhựa tái chế, không rõ xuất xứ, không được các cơ quan chức năng thẩm định quản lý, cấp phép sử dụng. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở chế biến bán hàng online đều có quy mô nhỏ lẻ, không chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, không đủ trang thiết bị bảo quản, không đủ kiến thức về dinh dưỡng…

ĐỨC TRÂN
 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ