A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thuốc quý từ dê

19:48 | 11/03/2015

Trong y học cổ truyền, loài dê được đề cập khá nhiều, đó là những vị thuốc có giá trị chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Tính năng và tác dụng của từng bộ phận của loài dê đều có ích cho con người...

Những vị thuốc tên dê

Trong y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc mang tên dê (dương) nhưng không phải được bào chế từ loài dê hoặc một bộ phận nào của con dê, mà chính là từ cây cỏ thực vật xung quanh chúng ta mang họ dê, hoặc tên dê.

Cà dái dê: có màu tím là do các sắc tố của nó, được dùng để phòng chứng xơ vữa động mạch, chống lại chất cholesterol.

Cà vú dê: Có quả to màu vàng, xung quanh nó có nhiều núm nhỏ nhô ra trông như vú của con dê cái. Cây có độc. Với liều rất thấp, nó có tác dụng như một chất gây mê.

Cây sừng dê: Rất dễ nhận, có hoa màu đỏ hoặc vàng kéo thành một cái đuôi dài rất sặc sỡ. Mỗi hoa sinh ra 2 quả dài, nhọn, màu đen cứng như sừng dê. Hạt của nó có thể chiết ra chất dùng làm thuốc chữa bệnh về tim mạch.

Cây tiết dê: Người dân nông thôn thường dùng lá tươi của nó giã nát lọc lấy nước, để đông đặc lại, uống có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Dâm dương hoắc: Là một thứ lá loài dê rất thích ăn, lại có tác dụng tăng cường sinh lý, tình dục. Đây là loài cây ít thấy mọc ở Việt Nam. Thông thường những đơn thuốc tráng dương, bổ thận, không thể thiếu vị thuốc này. Theo các tài liệu cổ, cây Dâm dương hoắc vị cay, tính ôn có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, ích tinh khí, dùng chữa suy nhược cơ thể, liệt dương, đau lưng...

Dương đề thảo: Tên dân gian là Cỏ móng chân dê. Cây này mọc hoang dại ở nước ta khá nhiều. Rễ và lá dùng làm thuốc tẩy giun, nhuận trường, dùng bên ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, mụn trứng cá... Có một loài cây khác cũng có tên là Dương đề thảo nhưng dân gian thường gọi là cây rau má, lá rau muống, cuống rau răm ít phổ biến trong chữa bệnh.

cà vú dê
Cà vú dê.

Cây dương giác: Dừa cạn hay còn gọi là cây sừng dê có thể cung cấp cho ta thuốc chữa huyết áp, chữa ung thư máu và bệnh đái đường. Ở Giang Nam (Trung Quốc) có một loại cây sừng dê khác có thể dùng để chữa tiêu hóa kém, táo bón, đau nhức, mắt mờ... Một loại cây sừng dê được gọi tên khác là cây sừng trâu, thuộc họ trúc đào có quả giống sừng dê nhưng lớn hơn nhiều, là một loại cây mọc hoang dại ở nước ta từ lâu đời. Hạt của cây sừng dê này được dùng làm thuốc chữa bệnh từ khoảng 50 năm trở lại đây, phổ biến nhất là ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

Kho thuốc nam từ dê

Thịt dê: Tính rất nóng, vị ngọt, không độc có thể chữa được nhiều bệnh vì có công dụng bổ nguyên dương, chữa gầy yếu, bổ thận tráng dương, chữa khỏi ho lao, phụ nữ sau khi đẻ khí huyết hư tổn, mất sữa, bổ trung ích khí, chống sợ hãi, giảm đau, trẻ con động kinh, co giật, làm cho ăn ngon ngủ tốt, mạnh gân xương.

Thịt dê phối hợp với một số vị thuốc Bắc có tác dụng chữa bệnh. Dùng 1kg thịt dê cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi 2 giờ, sau đó cho đương qui 500g, hoàng kỳ 800g, củ gừng 600g. Tiếp tục đun cạn còn 1/2 nước chia làm nhiều lần để dùng, có thể chữa trị cho phụ nữ suy nhược cơ thể, đau dạ con, chân tay lạnh sau khi sinh đẻ.

Bài thuốc “Hồ hiệp đại dương nhục thang” cũng dùng cho phụ nữ sinh đẻ bị suy nhược cơ thể như sau: Thịt dê 1kg, đổ ngập nước, đun cạn còn 1/3 nồi. Cho thêm đương qui, Bạch thược, cam thảo, mỗi loại 30g. Tiếp tục đun cạn còn một nửa nước trong nồi, chia làm nhiều lần để dùng.

Sừng dê: Vị chua, tính hàn không độc, có tác dụng hạ nhiệt, trấn kinh (sốt cao co giật), phân tích sừng dê người ta thấy có các chất như: Canxi, photpho, kêratin và một số chất hữu cơ khác có tác dụng chữa sốt cao, hốt hoảng, nói ngọng, mắt đỏ, sưng đau... Sừng dê có thể dùng dưới dạng bột hoặc mài hòa với nước uống. Liều dùng từ 5g - 12g/lần, mỗi ngày có thể uống 2 lần. Trẻ em bị nhiệt độc, sốt cao, lấy chóp sừng dê mài hòa với nước cho uống, có thể phối hợp với các vị thuốc nam như sắn dây, mộc thông, lá tre sắc uống. Phụ nữ sẩy thai, băng huyết có thể tán nhỏ sừng dê một lần 12g hòa với rượu cho uống sẽ khỏi.

Thịt dê hầm thuốc Bắc
Thịt dê hầm thuốc Bắc.

 

Sừng linh dương có thể chữa khỏi căn bệnh lao nhiệt, sốt nóng, đổ mồ hôi trộm, dùng sừng dê mài khoảng 8g, hòa với nước ấm, uống lúc đói. Ngoài ra sừng dê còn có tác dụng chữa các bệnh về thấp nhật, loạn huyết, liệt dương...

Cao dê: Dê nhà hay dê rừng (sơn dương) đều có thể nấu thành cao xương dê hoặc cao dê toàn tính, gồm cả xương lẫn thịt. Do khó bảo quản và không để được lâu nên cao dê toàn tính ít thông dụng. Có nơi, người ta còn nấu lẫn xương dê nhà và xương dê rừng.

Cao dê được dùng chữa thiếu máu, gầy còm, nhức mỏi gân xương, đau lưng, đau bụng. Ngày uống 5 - 10g cao cắt mỏng, uống với nước ấm hoặc ngâm rượu uống.

Tiết dê: Tiết đê uống tươi có tác dụng chữa bệnh hậu sản, da xanh xao, người lạnh. Hoặc thai bị chết lưu bọc nhau không xuống cũng có thể dùng tiết dê để uống.

Xương dê: Đem đốt, tán thành bột cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ, phiền muộn, đổ mồ hôi trộm. Ngày uống từ 4g - 8g sẽ chóng khỏi. Ngoài ra, bột xương dê còn có tác dụng chữa đái khó, đái buốt, bí tiểu tiện, ngày uống từ 4 - 8 gam hòa với rượu uống lúc đói. Xương dê tán bột còn tác dụng chữa ghẻ lở lâu ngày, chỗ lở không liền miệng, không lên da non... Phụ nữ đang mang thai không được ăn gan dê, thịt dê rừng vì sinh con dễ bị bệnh cam sài.

Trần Tấn Tuấn

    Nguồn: tapchilangviet.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ