A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hiệu quả từ các phong trào phát triển kinh tế của thanh niên huyện Cư Kuin

14:29 | 22/04/2015

Thực hiện phong trào “Đồng hành cùng thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp”, thời gian qua, Huyện Đoàn Cư Kuin đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao, góp phần thực hiện có hiệu qu

Anh Niê Lai, Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Cư Kuin cho biết: Để giúp ĐVTN khai thác tốt các tiềm năng trong phát triển kinh tế tại địa phương, Huyện Đoàn đã phối hợp với các ngành chức năng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên, thành lập các câu lạc bộ (CLB) nhằm giúp nhau phát triển kinh tế. Những CLB này là nơi để các bạn trẻ cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh...
Anh Hoàng Văn Tuấn (xã Ea Tiêu) đang chăm sóc vườn tiêu của gia đình.
Anh Hoàng Văn Tuấn (xã Ea Tiêu) đang chăm sóc vườn tiêu của gia đình.

Tiêu biểu trong các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế của thanh niên huyện Cư Kuin phải kể đến mô hình CLB Khuyến nông thanh niên ở xã Ea Tiêu. Được thành lập vào năm 2006 với 8 thành viên tham gia ban đầu, đến nay CLB đã thu hút được 15 thành viên, với số vốn huy động 145 triệu đồng, giúp các thành viên vay luân phiên để phát triển kinh tế. Vốn tiết kiệm của CLB được ưu tiên cho những thành viên khó khăn nhất vay trước; thời gian hoàn vốn theo từng hoàn cảnh gia đình cụ thể. Từ nguồn vốn này, các thành viên trong CLB có điều kiện phát triển kinh tế, đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi… Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thu (thôn 11, xã Ea Tiêu), từ chỗ là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bằng nguồn vốn hỗ trợ của CLB cùng với vay mượn từ người thân, gia đình chị đã có vốn để đầu tư cho sản xuất. Từng bước tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế, đến nay gia đình chị đã có 3,5 ha cà phê xen lẫn hồ tiêu, 3 lò sấy cà phê, đồng thời mở thêm dịch vụ thu mua nông sản với thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Hay trường hợp của anh Hoàng Văn Tuấn trước đây thuộc diện hộ nghèo, nhưng từ khi được CLB cho vay 25 triệu đồng không tính lãi anh đã có điều kiện để đầu tư phát triển kinh tế. Với bản chất cần cù, chịu khó và biết cách sử dụng nguồn vốn đúng mục đích nên kinh tế của gia đình anh ngày càng phát triển ổn định. Đến nay với gần 700 trụ tiêu, 1,5 ha cà phê và 2 sào mặt nước nuôi cá đã giúp gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm... Nhận thấy mô hình này thực sự mang lại hiệu quả nên Huyện Đoàn Cư Kuin đã triển khai nhân rộng ra 4/8 xã trên địa bàn huyện và đã đạt được những kết quả tích cực.

Bên cạnh những mô hình đã khẳng định được hiệu quả thiết thực, thời gian gần đây, Huyện Đoàn Cư Kuin còn tiếp tục triển khai nhiều mô hình nhằm giúp ĐVTN có thêm nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế như: mô hình VAC ở xã Ea Ktur; trang trại nuôi bò, heo ở xã Ea Ning; CLB làm lồng chim ở xã Ea Tiêu... Thực hiện chương trình cho ĐVTN vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đến nay các cơ sở Đoàn ở huyện Cư Kuin đã thành lập 42 tổ tiết kiệm vay vốn với tổng dư nợ gần 41 tỷ đồng, hỗ trợ hàng ngàn thanh niên phát triển kinh tế. Chỉ tính riêng trong năm 2014, Huyện Đoàn đã tín chấp cho 32 thanh niên vay vốn với tổng số tiền 652 triệu đồng. Với sức trẻ, quyết không cam chịu đói nghèo, cộng với sự “trợ sức” của tổ chức Đoàn từ nguồn vốn ủy thác, nhiều thanh niên đã vươn lên làm giàu chính đáng. Điển hình là trường hợp anh Nguyễn Đức Cường (thôn 13, xã Ea Ktur), được Đoàn xã tín chấp vay Ngân hàng Chính sách xã hội 10 triệu đồng. Nhờ số vốn này cộng với kiến thức tích lũy từ các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật, anh đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc 4 sào cà phê. Đến nay không những trả hết nợ mà anh còn mua thêm được 1,5 ha cà phê, 2 sào ruộng lúa, 2 sào tiêu, mỗi năm thu lãi trên 120 triệu đồng. Hay như anh Lò Văn Hải (thôn 18, xã Ea Ktur), từ số vốn được Đoàn thanh niên tín chấp cho vay cộng với vay mượn của người thân, anh mua hơn 2 ha mặt nước nuôi cá. Nhờ chịu khó áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách nên mỗi năm anh thu lãi trên 200 triệu đồng từ nuôi cá, trồng cà phê…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào đồng hành cùng ĐVTN phát triển kinh tế, anh Niê Lai cho biết: Huyện Đoàn sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế của ĐVTN, đồng thời phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, học tập các mô hình kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật… nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong thanh niên; định hướng cho thanh niên trên bước đường lập nghiệp, xây dựng phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với địa bàn nông thôn.

Duy Tiến

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ