"Đánh thức" tiềm năng
08:01 | 13/11/2024
Là 1 trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, Tây Nguyên đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh từ sản phẩm nông nghiệp khác và yêu cầu ngày càng cao từ thị trường tiêu thụ.
Khẳng định vị thế
Tây Nguyên có hơn 5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan, cùng với khí hậu thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Từ lợi thế sẵn có, Tây Nguyên nhanh chóng trở thành vùng nguyên liệu nông nghiệp lớn của cả nước, với trên 668.500 ha cà phê (chiếm 96% diện tích cả nước), trên 228.000 ha cao su (chiếm 24,6%), 77.600 ha hồ tiêu (chiếm 66%), 75.500 ha sầu riêng (chiếm 50%), 6.700 ha chanh dây (chiếm 70% diện tích cả nước)... Ngoài ra, diện tích trồng các loại dược liệu quý như: sâm Ngọc Linh, sâm dây, nấm linh chi đỏ, đinh lăng, hà thủ ô, đương quy, hoa hòe… ở đây cũng đang phát triển nhanh để hình thành các vùng dược liệu tập trung.
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk nằm ở trung tâm của vùng, là địa phương có nhiều mặt hàng nông sản phong phú, với diện tích, sản lượng, chất lượng hàng đầu cả nước như: cà phê, hồ tiêu, ca cao, mắc ca, sầu riêng, mật ong, yến sào… Đặc biệt, thời gian gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư phát triển sẽ mở ra cơ hội lớn cho thu hút đầu tư vào các lĩnh vực còn dư địa lớn của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Thuận Thắm
Trong khi đó, tỉnh Lâm Đồng đang vươn mình thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao hàng đầu của cả nước. Đây là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về một số sản phẩm nông nghiệp như: hoa, rau, chè, cà phê, lụa tơ tằm, cá nước lạnh. Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 68.857 ha (20,4% diện tích canh tác). Trong đó, có trên 47.500 ha tưới tiết kiệm; 180 ha nhà kính nhập khẩu thông minh; 1.000 ha sản xuất rau, hoa trên giá thể; 56 cơ sở nuôi cấy mô thực vật, sản xuất trên 73 triệu cây giống cấy mô các loại, trong đó xuất khẩu trên 35 triệu cây, với kim ngạch trên 9 triệu USD…
Ông Nguyễn Trung Đông, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn đánh giá, từ những chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ và sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương, Tây Nguyên đã có những bước tiến vượt bậc sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa IX. Quy mô kinh tế vùng tăng trưởng nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, năm 2020 đạt khoảng 287.000 tỷ đồng, gấp 14 lần so với năm 2002. Tiếp nối thành công đó, năm 2023, năm đầu tiên các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, đã có đà tăng trưởng ấn tượng, khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Với những kết quả đạt được và tiềm năng to lớn, Tây Nguyên đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước.
Cần khơi thông nguồn lực
Mặc dù có lợi thế và tiềm năng rộng lớn nhưng hiện tại vùng Tây Nguyên vẫn gặp nhiều "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ… Bên cạnh đó, quy mô sản xuất, chế biến nông sản của vùng còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng; các trung tâm chế biến sâu còn thiếu và yếu dẫn đến sản phẩm xuất khẩu thường ở dạng nguyên liệu thô, giá trị không cao. Mặt khác, các sản phẩm nông sản chủ lực chất lượng không đồng đều nên còn gặp phải nhiều "hàng rào" thương mại mang tính kỹ thuật.
Sản phẩm bột rau củ sấy lạnh của tỉnh Lâm Đồng đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hà Lan, Hoa Kỳ. Ảnh: Thuận Thắm
Một số sản phẩm tuy đang đứng đầu hoặc trong nhóm hàng đứng đầu thế giới nhưng vẫn bị phụ thuộc vào sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới hoặc phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị xuất khẩu hàng nông sản chưa được xác lập bền vững trên cơ sở gắn kết, cân bằng lợi ích giữa các bên.
Một hạn chế rất lớn của Tây Nguyên tuy là trung tâm sản xuất nông sản lớn của cả nước nhưng các dịch vụ logistics nông nghiệp chưa phát triển, chưa có trung tâm logistics và thiếu hệ thống bến bãi. Doanh nghiệp tại một số địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai đang phải thuê, xây dựng kho bãi tại các tỉnh, thành phố như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh… để tập kết hàng hóa, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh.
Chính vì vậy, để Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững, trong đó đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, đòi hỏi phải có tư duy mới, tầm nhìn mới. Tây Nguyên cần được khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá.
Minh Thuận
Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/202411/danh-thuc-tiem-nang-0d32162/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Điểm tên các 'hung thần' của cây sầu riêng (14/11/2024)
- Ưu đãi lãi suất khi trồng lúa phát thải thấp (14/11/2024)
- Nâng cao thu nhập nhờ liên kết sản xuất (14/11/2024)
- Chỉ 17% hồ chứa thủy lợi được xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp (14/11/2024)
- Tìm cách cung ứng nông sản an toàn (13/11/2024)
- Xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh (12/11/2024)
- Đắk R'lấp tối ưu hóa năng suất, chất lượng cà phê (12/11/2024)
- Xây dựng thương hiệu trái cây địa phương: Nhìn từ huyện Krông Pắc (12/11/2024)
- Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD (11/11/2024)
- Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón: Ai được hưởng lợi? (11/11/2024)
- Huyện Krông Búk: Hướng đến canh tác cà phê bền vững (08/11/2024)
Nhanh chóng hoàn thiện các nội dung truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Chiều 21/1, Tiểu ban Truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tổ chức họp đánh giá tiến độ các nội dung truyền thông của Lễ hội.
- Thể lệ Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Nhiều hoạt động phụ trợ sẽ được tổ chức tại Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025
- Phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trên môi trường mạng
- Đắk Lắk đề nghị các địa phương hỗ trợ truyền thông về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Giá cà phê hôm nay 21-1: Tăng vọt, vượt xa kỳ vọng
- Giá cà phê hôm nay 22-1: Tăng phi mã
- Mua sắm online thải ra hàng ngàn tấn rác thải nhựa/năm, Bộ Công Thương đề xuất chính sách mới
- Công an vây bắt đối tượng trộm cắp 15 điện thoại, hơn 400 triệu đồng ở Điện Máy Xanh
- Giá cà phê hôm nay 20-1: “Hồi hộp” chờ ngày ông Donal Trump nhậm chức
- Chân dung nữ doanh nhân xinh đẹp nhưng sản xuất phân bón giả cực lớn
- Dự báo kinh tế Việt Nam 2025: Nhiều chỉ dấu tích cực
- Giá tối thiểu cho thuê nhà ở xã hội xây dựng không bằng vốn đầu tư công là 25.000 đồng/m2
- Đồng chí Nguyễn Hoàng Giang giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Krông Pắc
- Năm 2025, xe máy có bắt buộc gắn đủ 2 gương chiếu hậu không?
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN