A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Lối ra từ việc hiến đất

11:52 | 06/06/2013

Phong trào người dân hiến đất làm đường ở Tây Nguyên đang là lối thoát, góp phần giảm thiểu sự đầu tư Nhà nước, mang lại lợi ích về nhiều mặt – đặc biệt là trong vấn đề an toàn giao thông.

Người người hiến đất

Đến cuối năm 2010, tất cả đường ngang ngõ dọc tại xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đều đã được bê tông hóa. Ở đây con đường nhỏ nhất cũng phải rộng đến 3m… Ông Lê Lợi- Phó Chủ tịch xã cho biết: “Đấy là thành quả từ lòng dân. Nếu dân không thuận, chúng tôi khó lòng mà làm được...”.

Nhiều tuyến đường ở Tây Nguyên chưa đảm bảo về chất lượng. (Trong ảnh: Đường vào xã Đưng KNớ, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng)

Ông Lợi còn cho biết thêm: Để có được những con đường khang trang rộng rãi, hàng trăm người dân trong xã đã góp công sức, tiền bạc - đặc biệt là rất nhiều hộ đã sẵn sàng cắt đất để xã mở đường… Tương tự xã Hà Mòn là thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kiun (Đăk Lăk). Trước đây, những con đường liên thôn vẫn được ví von “người đi phải nhường lối cho bò” thì bây giờ là những con đường được mở rộng đủ chỗ cho các phương tiện cơ giới hai chiều.… Để có được con đường này, hàng chục hộ dân ở đây cũng đã tự nguyện hiến đất, phá tường rào, chặt cây trồng... mà không đòi hỏi tiền đền bù. Riêng bà Nguyễn Thị Hường đã cắt gần nửa sào đất đã trồng cây cà phê, trị giá đến vài trăm triệu đồng.

Không chỉ ở Hà Mòn hay Ea Ktur, ở Tây Nguyên bây giờ việc người dân hiến đất làm đường không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên điển hình về phong trào phát triển giao thông nông thôn vẫn thuộc về Kon Tum. Là một tỉnh nghèo, địa hình hiểm trở vào bậc nhất Tây Nguyên, trước năm 2001, tỉnh này chỉ có 179/2.586km bê tông xi măng, bê tông nhựa, thảm nhựa (chiếm 7%). Nhiều xã thậm chí bị cô lập hoàn toàn vào mùa mưa. Thế nhưng đến nay, tất cả các xã đều có đường ô tô vào tận trung tâm và có thể dễ dàng đi lại vào mùa mưa. Tính đến hết năm 2010, tỉnh này đã đưa vào sử dụng trên 80 dự án đường GTNT với tổng chiều dài khoảng 250km.

Thống kê đến cuối năm 2010, trên toàn vùng Tây Nguyên đã có gần 20.000 km đường GTNT (chiếm khoảng 67,3% so với tổng chiều dài mạng lưới đường bộ).

...và những điều trăn trở

“Đấy là thành quả từ lòng dân. Nếu dân không thuận, chúng tôi khó lòng mà làm được...”.

Theo báo cáo thời điểm giữa năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải, nếu trung bình cả nước chỉ tiêu km/1.000 dân là 2,69km, thì ở Tây Nguyên cao hơn gần gấp 2 lần. Thế nhưng chỉ tiêu km/km2 vùng Tây Nguyên so với mức trung bình cả nước lại thấp hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, theo đánh giá, đường GTNT ở Tây Nguyên phân bố chưa đều, còn có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh. Nhiều xã vẫn chưa có đường ô tô đến trung tâm. Bên cạnh đó nhiều tồn tại khác được đánh giá như tiêu chuẩn kỹ thuật thấp; quy mô nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của vùng; chất lượng mặt đường xấu, đường cấp phối, đất chiếm tỷ lệ cao (hơn 45%)...

Những con số trên đây đã cho thấy: Mặc dù mạng lưới giao thông ở Tây Nguyên đã phát triển khá về số lượng nhưng chất lượng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng và hậu quả đang có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. 

    Theo Dân Việt

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ