A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Xu thế thời tiết tháng 7 ở Tây Nguyên

14:06 | 05/07/2013

Tháng 7 bước vào thời kỳ giữa và cao điểm của mùa mưa ở Tây Nguyên. Chịu tác động của hệ thống gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và ổn định nên tháng 7 ở Tây Nguyên có thời gian mưa và lượng mưa nhiều nhất trong năm.

 Ngoài ra, trong thời kỳ này các cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông xuất hiện thường xuyên hơn, tuy rất ít khi ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Tây Nguyên nhưng hoàn lưu của các xoáy thấp này có tác động kích thích gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh hơn, tạo ra những đợt mưa dài ngày liên tiếp, trong đó có một số ngày có mưa vừa, mưa to trên diện rộng sinh ra lũ, lụt, có khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tháng 7 cũng là thời điểm bắt đầu mùa lũ chính trên các sông, suối ở Tây Nguyên.

Dự báo về xu thế thời tiết và diễn biến mưa, lũ trong tháng 7 năm nay ở Tây Nguyên cho thấy có khả năng xuất hiện mưa, lũ nhiều hơn so với quy luật nhiều năm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở các nơi trong khu vực Tây Nguyên phổ biến từ 22 – 25oC, thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 6 và cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm của tháng 7. 

Cần chủ động đề phòng tình trạng ngập lụt trong thời gian cao điểm mùa mưa. Ảnh: T.L

Lượng mưa, ẩm tiếp tục tăng trong tháng 7 với hầu hết các vùng đều có mưa nhiều. Trong tháng, khả năng có một áp thấp nhiệt đới và một đến hai cơn bão hoạt động ở biển Đông, kết hợp với  hoạt động ổn định, liên tục và khá mạnh của gió mùa Tây Nam sẽ mang lại lượng mưa, ẩm lớn, làm cho thời tiết thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Tổng lượng mưa tháng 7 ở các nơi khả năng đạt từ 300 – 500mm, một số nơi có lượng mưa trên 500mm, trong đó có từ 2 -3 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng; mỗi đợt kéo dài từ 2 – 4 ngày với tổng lượng mưa 1 đợt đạt từ 100 – 150mm, tập trung nhiều trong thời kỳ giữa và cuối tháng.

Mưa nhiều nên mực nước trên các sông, suối ở Tây Nguyên sẽ tiếp tục xu thế tăng dần và có lũ. Do các đợt mưa trên diện rộng có cường độ và lượng mưa không lớn nên ít có khả năng xảy ra lũ lớn đồng thời trên các sông, suối. Các trận lũ chủ yếu xuất hiện ở các suối đầu nguồn và trên các sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai; các sông ở các vùng phía Tây Nam các tỉnh Dak Lak, Dak Nông, Gia Lai, Kon Tum với mực nước đỉnh lũ lớn nhất đạt xấp xỉ mức báo động cấp 2. Tuy nhiên, trong các đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, các địa phương có mưa nhiều cần đề phòng khả năng xảy ra lũ quét ở các suối nhỏ và sạt lở đất ở các sườn đồi dốc.

Đánh giá về những tác động của điều kiện thời tiết tháng 7 năm nay ở Tây Nguyên cho thấy các điều kiện mưa, nhiệt, ẩm và dòng chảy của sông, suối đều ẩn chứa những yếu tố có thể gây bất lợi cho đời sống và sản xuất của nhân dân:

Thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều và độ ẩm không khí cao, thường xuyên có sương mù làm cho đường sá ướt át, trơn trượt khó đi, hạn chế tầm nhìn, cản trở tốc độ giao thông và có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Đối với sức khỏe con người, trong những ngày có mưa liên tục, do độ ẩm không khí cao (thường là trên 85%, có ngày trên 90%) làm cho mọi vật dụng, đồ dùng, chăn màn, quần áo đều có thể bị ẩm mốc khiến sinh hoạt, nghỉ ngơi không được thoải mái. Mặt khác điều kiện nhiệt độ cao lại thêm độ ẩm lớn sẽ hạn chế quá trình bài tiết mồ hôi, do đó gây khó khăn cho việc điều hòa nhiệt độ cơ thể nên người cảm thấy khó chịu, bứt rứt, lao động chóng mệt mỏi, hiệu suất kém. Đối với vật nuôi, thời tiết ẩm ưới mà chuồng trại lại ít được thông gió thì các khí amôniắc (NH3), cácbôníc (CO2) sẽ tích tụ nhiều trong chuồng trại, gia súc, gia cầm thường bị mỏi mệt, kém ăn, chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh.

Trong trồng trọt và bảo quản lương thực, thực phẩm, tháng 7 có thời gian chiếu sáng của ánh nắng mặt trời thấp, phần lớn thời gian trong tháng bầu trời luôn ở trạng thái âm u, nhiều mây làm cho quá trình quang hợp của cây trồng không được đầy đủ, cây phát triển kém, dễ bị sâu bệnh. Ở những vùng trũng thấp, nơi có độ ẩm và nhiệt độ cùng cao còn gây tác hại về mặt sinh lý, hàm lượng nước trong hạt ngũ cốc tăng lên, gây khó khăn cho việc phơi khô và bảo quản, đồng thời thúc đẩy quá trình lên men trong hạt nhanh hơn, làm giảm phẩm chất dinh dưỡng của nó cũng như kìm hãm sự mọc mầm trong tương lai. Do vậy ở Tây Nguyên đối với việc trữ, bảo quản lương thực, thực phẩm, sử dụng các dụng cụ kim loại, dụng cụ điện, điện tử, các dụng cụ quang học…  cần phải bảo đảm thông gió và điều hòa nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để tránh hư hỏng do han gỉ, ẩm mốc gây nên. Một điểm lưu ý trong trồng trọt là điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm của thời tiết tháng 7 rất thuận lợi cho sâu hại, dịch bệnh như nấm mốc, vi trùng, côn trùng có hại sinh sôi nảy nở, phá hoại cây trồng.

Điều kiện nóng ẩm trong mùa mưa ở Tây Nguyên rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nên mùa mưa là mùa tăng diện tích trồng trọt, năng suất mùa màng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít những yếu tố cực đoan, không thuận lợi. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp thích hợp như bố trí lao động hợp lý; tăng cường vệ sinh để chống lại các tác hại xấu về thời tiết khí hậu cũng là một trong các biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường sống, nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khỏe con người.

KS. Nguyễn Văn Huy

 

    Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ