A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông sản thừa, 'giải cứu' mãi được không?

08:21 | 11/06/2018

Người sản xuất là nông dân, nhưng người buôn bán phải là doanh nghiệp chứ đâu phải nông dân.

 Nói như TS Đặng Kim Sơn- nguyên viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp, nếu thiếu doanh nhân thì người nông dân bán nông sản giống như con tàu thiếu mất đầu tàu. Nông sản thừa, khó “giải cứu”.

Ông Đặng Kim Sơn.

Nói về thực trạng “giải cứu nông sản” năm này qua năm khác, TS Đặng Kim Sơn- nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp cho rằng, trong giai đoạn đổi mới, người dân Việt Nam luôn canh cánh một mối lo: Làm sao để sản xuất được số lượng nhiều nhất, nhanh nhất và rẻ nhất. Từ đó mới tạo nên những hệ lụy của việc sản xuất “cung vượt cầu” mà dư luận chứng kiến thời gian qua.

PV: Thưa ông, thời gian qua, dư luận luôn phải chứng kiến khủng hoảng “thừa nông sản” dẫn đến nhà quản lý phải huy động toàn xã hội vào cuộc giải cứu. Tại sao tình trạng này cứ diễn ra năm này qua năm khác và không thể có giải pháp hữu hiệu để xử lý dứt điểm?

TS Đặng Kim Sơn:  Khởi đầu quá trình đổi mới, điều mà người dân Việt Nam lo nhất đó là có đủ lương thực để ăn, có đủ nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đi kèm quá trình đổi mới là sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt, rồi kinh tế cũng tăng trưởng nhanh, từ đó thu nhập của người dân cũng tăng nhanh. Cơ cấu tiêu dùng thay đổi rõ rệt.

Song song quá trình đó là chúng ta mở rộng thị trường quốc tế. Cho nên có thể nói trong giai đoạn đổi mới, chúng ta luôn có một tư duy là: Làm sao sản xuất được với số lượng nhiều nhất, nhanh nhất và rẻ nhất… Dẫn đến tư duy đó đã ăn sâu vào chúng ta.

Giai đoạn đổi mới ấy đã đi qua rất nhanh, chỉ chớp mắt một cái, Việt Nam hiện đã và đang đứng trước một đòi hỏi mới của người tiêu dùng (cả quốc tế và cả trong nước), đó là thực phẩm phải sạch, chất lượng phải cao, phải có thương hiệu, thậm chí có cả yếu tố văn hóa, đạo đức, môi trường ở trong đó.

Hiện nay chúng ta đang đứng ở một “ngã rẽ” trong việc chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển phải theo chiều sâu. Muốn làm được tất cả những cái đó, chúng ta phải bắt đầu từ thể chế. Phải bắt đầu từ việc liên kết được hơn 9 triệu hộ nông dân lại với nhau, để loại bỏ bằng được tư duy sản xuất nhỏ lẻ, thay vào đó là mở rộng quy mô sản xuất, không phải chỉ dừng lại ở quy  mô 0,5-0,6 ha/ hộ sản xuất mà phải vài ba ha/ hộ.

Quy mô phải lớn lên đi. Cùng với đó, phải lôi kéo được DN vào đầu tư lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta biết một thực tế đáng buồn là, hiện nay chưa có đến 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp. Trong khi đó, người sản xuất là nông dân, nhưng người buôn bán phải là DN chứ đâu phải nông dân.

Vì vậy, thiếu doanh nhân thì người nông dân bán nông sản giống như con tàu thiếu mất đầu tàu. Nói cho cùng, hai mũi nhọn trong chuỗi sản xuất nông sản là DN và nông dân phải gắn kết lại được với nhau.

Đây chính là thách thức rất lớn và để làm được việc đó, chúng ta phải có chính sách của nhà nước. Nhà nước phải là nhạc trưởng để đưa ra những chính sách hợp lý, phải xây dựng được cơ sở hạ tầng để đảm bảo sự vận hành thông suốt, vì hiện nay, chính điểm yếu về cơ sở hạ tầng cũng đang làm suy giảm sức cạnh tranh cho nông sản Việt…

Nông dân, doanh nhân, Nhà nước kiến tạo phải tạo – bộ ba này phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện để làm sao chúng ta có thể phát huy được thế mạnh của mình, thế mạnh về  kinh tế nông nghiệp.

Không ít lần, ông nói đến việc cộng đồng DN muốn đầu tư vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thủ tục hành chính, cụ thể đó là những khó khăn gì, thưa ông?

-Cách đây không lâu, chúng ta có Nghị định 75 liên quan đến việc thu hút các DN vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trước đó, nhà quản lý cũng đã đưa ra Nghị định 210 cũng với nội dung tương tự. Nhưng tại sao, một thời gian dài, số DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn không vượt lên được tỷ lệ 1% , đặc biệt hầu như  không có DN FDI nào muốn đầu tư vào nông nghiệp? Các đại gia lớn, có tầm, có tiếng trong lĩnh vực bất động sản cũng muốn đầu tư vào nông nghiệp nhưng lại hết sức e dè.

Nhìn đi nhìn lại, cũng chỉ thấy một số rất ít DN kiên trì nhất, dũng cảm nhất chịu đầu tư vào nông nghiệp như Vinamilk, TH True milk, Lộc trời… tại sao vậy? Chính là vì thủ tục hành chính.

DN mới  khởi nghiệp thì gặp khó khăn khi bắt đầu thành lập. Còn những DN đã hoạt động rồi thì gặp khó vì phải tiếp các đoàn thanh kiểm tra, kiểm soát mỗi năm. Hàng loạt chính sách rất tốt của Nhà nước đưa ra như hỗ trợ cho mua sắm thiết bị, nhập khẩu công nghệ, thu hút DN đầu tư… nhưng để các DN tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì lại gian nan vô cùng. Đấy là chưa kể cơ sở hạ tầng đường điện, thông tin liên lạc hết sức khó khăn…

Các DN khát vốn, ngân hàng muốn đưa vốn đến với DN cũng lại gặp điểm nghẽn thủ tục về tài sản thế chấp, giấy tờ… Như vậy, có thể nói, chính sách của chúng ta dù đã có đấy, nhưng vẫn cần phải mở hơn nữa, tạo điều kiện hơn nữa để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp.

Tôi được biết, hiện nay, không chỉ DN đâu mà ngay cả bản thân người nông dân ở nông thôn khi họ khá giả hơn, có chút vốn liếng, họ cũng không đầu tư trở lại vào nông nghiệp mà chuyển hẳn sang đầu tư lĩnh vực khác.

Đó, cần phải nhìn lại các chính sách bắt đầu từ các thủ tục hành chính, để làm sao khi DN, thương nhân nghĩ đến việc đầu tư vào nông nghiệp, khởi nghiệp bằng nông nghiệp họ không cảm thấy de dè, thậm chí là sợ hãi. 

Trân trọng cảm ơn ông!

    Duy Phương (thực hiện)

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ