A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Kiên quyết chặn tạp chất bơm vào tôm

09:24 | 21/02/2019

Ghi nhận tại các tỉnh, thành ĐBSCL, “vựa tôm” của cả nước, tình trạng bơm tạp chất vào tôm vẫn còn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho ngành chức năng quản lý.

Nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương đã rất quyết liệt trong công tác tuyên truyền, phổ biến và thanh tra, kiểm tra. Song, lợi nhuận từ việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã khiến cho một số cá nhân bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi của mình.

Bạc Liêu xử lý trường hợp bơm tạp chất vào tôm.

Ngành chức năng địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã triển khai nhiều biện pháp mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bơm tạp chất vào tôm. Tuy nhiên, đến nay thực trạng này vẫn còn tái diễn phức tạp. Lợi nhuận lớn khiến các đối tượng bất chấp pháp luật.

Vấn nạn vẫn tái diễn

Ghi nhận tại các tỉnh thành ĐBSCL, “vựa tôm” của cả nước, tình trạng bơm tạp chất vào tôm vẫn còn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho ngành chức năng quản lý. Tại tỉnh Cà Mau, theo báo cáo tổng kết của Đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất” (gọi tắt là Đề án 2419) thời gian qua, Cà Mau đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về vấn nạn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu bằng nhiều phương thức như thanh tra, kiểm tra…đồng thời, đã cho 2.486 cơ sở ký cam kết không vi phạm hành vi đưa tạp chất vào tôm. Bên cạnh đó, địa phương đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành và tiến hành thanh tra đột xuất ở 76 cơ sở. Quá trình thanh tra, đoàn công tác phát hiện 64 vụ vi phạm, xử phạt với số tiền trên 1,8 tỷ đồng. Qua đó cho thấy vì lợi nhuận, một số cơ sở sẳn sàng chịu phạt để thu lợi bất chính.

Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án tại Cà Mau ngày 20/2, ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: Địa phương đã tổ chức cho các tổ chức, cá nhân mua bán, kinh doanh tôm nguyên liệu tiến hành ký cam kết không vi phạm việc đưa tạp chất vào con tôm, cũng như mua bán, kinh doanh mặt hàng này. Từ khi triển khai thực hiện đề án 2419, tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã giảm rất nhiều.

“Riêng các hộ chăn nuôi, địa phương không cho ký cam kết. Vì qua thực tiễn quản lý, theo dõi ngành có thể khẳng định, người dân trực tiếp nuôi tôm không tham gia thực hiện hành vi bơm tạp chất vào tôm. Việc thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu chủ yếu từ các cơ sở thu mua nhỏ lẻ. Thậm chí có một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng tham gia thực hiện hành vi này. Đó là lý do, tỉnh Cà Mau tập trung buộc thực hiện ký cam kết đối với nhóm đối tượng này…” – ông Bằng cho biết.

Tại tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, địa phương cũng đã có những cách làm hay và mang lại hiệu quả đáng kể trong việc triển khai, thực hiện Đề án 2419. Về kết quả thực hiện Đề án, Kiên Giang đã cho 54.543 cơ sở nuôi và 25 cơ sở chế biến, sơ chế, thu mua ký cam kết không vi phạm về tôm tạp chất. Quá trình thanh tra, kiểm tra, đoàn công tác liên ngành của tỉnh đã kiểm tra 180 cơ sở, phát hiện 24 vụ vi phạm với trọng lượng trên 4,7 tấn. Xử phạt với số tiền trên 320 triệu đồng.

Ở Bạc Liêu, qua sơ kết Đề án 2419 giai đoạn giữa năm 2017 đến gần cuối năm 2018, cơ quan chức năng tỉnh đã phát hiện hơn 120 trường hợp vi phạm tôm có chứa tạp chất, với số lượng trên 21 tấn. Loại tạp chất được bơm vào tôm chủ yếu là Agar (rau câu) và CMC. Các ngành chức năng cũng đã xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Tại buổi sơ kết Đề án 2419 Đại tá Nguyễn Văn Hận – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua rà soát, trước khi có Đề án kiểm soát tôm tạp chất, tỉnh xác định có 711 cơ sở thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, trong đó có 361 cơ sở có biểu hiện nghi vấn liên quan đến tôm tạp chất. Các đơn vị chức năng đã cho 361 cơ sở này ký cam kết không tổ chức bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển sản phẩm tôm tạp chất.

Chính quyền xử lý mạnh tay

Trước tình trạng tôm bơm tạp chất diễn biến phức tạp tại tỉnh nhà, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết: “Vừa qua, Chủ tịch các huyện, các xã đã ký cam kết không để địa phương xảy ra tình trạng tôm bơm tạp chất. Nơi nào để xảy ra tôm bơm tạp chất nhiều thì cũng phải đánh giá việc có hoàn thành nhiệm vụ hay không, chứ nói mà không làm thì không hiệu quả gì đâu”.

Ông Trung còn nhấn mạnh: “Nếu cán bộ, công an có dấu hiệu dung túng, bao che cơ sở vi phạm thì phải chuyển địa bàn và hạ chức, hạ cấp xuống. Đề nghị ngành công an cho kiểm tra chéo giữa các địa bàn với nhau, để xem có hay không việc bao che của lực lượng ở địa bàn đó”.

Đau đầu với việc xử lý vấn nạn tôm bơm tạp chất thời gian qua, ông Đỗ Minh Nhựt – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, cũng từng kiến nghị: “Bộ NNPTNT cần chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kinh doanh, mua bán, vận chuyển tôm có chứa tạp chất.” 

Tại buổi tổng kết Đề án 2419 ở Cà Mau ngày 20/2, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) đánh giá: Mặc dù các địa phương đã rất quyết liệt trong công tác tuyên truyền, phổ biến và thanh tra, kiểm tra. Song, lợi nhuận từ việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã khiến cho một số cá nhân bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi của mình. Do đó, các địa phương cần mạnh tay đối với hành vi này.

Quốc Trung – Phước Đức

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ